Tìm hiểu: Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không?
Câu hỏi “Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không?” được rất nhiều người mắc phải bệnh lý này cũng như những người khỏe mạnh quan tâm. Vậy, với bệnh lý tự miễn này các triệu chứng có di truyền từ mẹ sang con? Cùng đi tìm câu trả lời thấu đáo cho câu hỏi này trong bài viết sau đây nhé!
Nội dung bài viết
Bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh gì?
Viêm khớp dạng thấp là một loại bệnh viêm khớp nhưng có những biểu hiện và đặc tính khác biệt. Đây là một loại bệnh lý tự miễn và mãn tính. Tại thời điểm hiện tại có khoảng 80% người mắc bệnh là phụ nữ và độ tuổi mắc bệnh đa phần từ trên 30 tuổi.
Bệnh viêm khớp dạng thấp gây nên những triệu chứng bệnh đặc thù với các khớp xương bị tổn thương gây nên tình trạng viêm màng hoạt dịch. Từ đây, các sụn khớp bị phá hủy; người bệnh vì thế mất dần đi khả năng vận động.
Tất cả những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp đều có khởi phát bệnh âm thầm và sau đó các triệu chứng và tình trạng bệnh có xu hướng tiến triển nghiêm trọng theo thời gian. Người bệnh không phát hiện kịp cũng như không có phương án điều trị bệnh kịp thời có thể gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không?
Điều mà dường như bất cứ người bệnh hay người thân của những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp đều quan tâm chính là: bệnh lý này có di truyền từ mẹ sang con hay không.
Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2014 của hội Human genetics (hội di truyền học) tại San Diego Mỹ cho thấy: Bệnh viêm khớp dạng thấp là một bệnh miễn dịch và hoàn toàn có thể di truyền từ mẹ sang con. Đây cũng chính là điểm khác biệt của bệnh này so với những bệnh viêm khớp khác.
Biểu hiện điển hình của bệnh viêm khớp dạng thấp
Thường thì trong giai đoạn cấp tính người bệnh sẽ có những biểu hiện bệnh khá điển hình như: đau nhức tại các khớp tổn thương dai dẳng, một vài cái chạm nhẹ cũng có thể khiến cho họ đau đớn.
Nếu không có phương án điều trị cũng như kiểm soát bệnh thì chắc chắn tình trạng bệnh sẽ có xu hướng nghiêm trọng hơn cũng như chuyển sang giai đoạn mãn tính. Đau tăng lên cả về số lượng cũng như cấp độ, các triệu chứng bệnh tái đi tái lại; người bệnh thường có các biểu hiện teo cơ cũng như biến dạng khớp. Nguy cơ tàn phế của người bệnh vì thế mà tăng lên.
Hệ thống miễn dịch của con người sẽ giúp cho người bệnh được bảo vệ khỏi những tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, riêng với trường hợp người bệnh bị viêm khớp dạng thấp thì hệ miễn dịch này bị rối loạn và có những nhầm lẫn. Thay vì bảo vệ khớp thì chúng lại tấn công vào các màng của khớp và khiến cho khớp đó cũng như các khớp lân cận bị ảnh hưởng.
Cho đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân nào gây nên tình trạng bệnh viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được xác định. Một số yếu tố có thể liên quan tới bệnh lý này như: môi trường sống, cơ địa, virut, di truyền… Vì thế, bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không thì câu trả lời là: Có thể có.
Các loại gen kích hoạt nguy cơ bệnh viêm khớp dạng thấp
Có tới khoảng 70% bệnh do các gen kích hoạt. Đó là những gen sau đây:
- HLA: Đây là gen có nhiệm vụ giúp cho cơ thể có thể phân biệt được protein sinh bệnh và protein của cơ thể. Nếu như di truyền thì gen này có khả năng rất cao mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Nó cao khoảng gấp 5 lần so với bình thường.
- STAT4: Gen này có nhiệm vụ điều hòa cũng như kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể.
- TRAF và C5: Hai gen góp phần gây ra bệnh viêm mãn tính ở mỗi người.
- PTPN22: Gen này tham gia trực tiếp vào quá trình khiến bệnh khởi phát cũng như đẩy nhanh tiến triển của bệnh.
Tuy vậy, trong thực tế không phải người bệnh nào mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cũng là do những loại gen kể trên gây ra. Chúng chỉ là một nhân tố khiến cho nguy cơ mắc bệnh có xu hướng tăng lên mà thôi. Nhân tố chính phải kể đến đó chính là yếu tố di truyền cùng kết hợp với một số yếu tố khác tạo nên một môi trường thuận lợi để bệnh hình thành cũng như phát triển.
Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp do di truyền
Cho tới thời điểm hiện tại, bệnh viêm khớp dạng thấp vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Tất cả mọi phương pháp điều trị dường như chỉ hướng tới mục đích cải thiện các triệu chứng của bệnh, hạn chế bệnh phát triển cũng như ngăn ngừa biến chứng.
Vì thế, bạn nên áp dụng những phương pháp để phòng ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp. Với trường hợp đặc biệt là những phụ nữ mang thai thì cần phải thăm khám để có phương pháp điều trị phù hợp, tránh lây sang cho con cái.
Nếu bạn có cha hoặc mẹ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp thì nên cân nhắc và tìm cho mình những phương pháp phòng ngừa sau đây:
- Tích cực tập luyện thể dục thể thao để giúp xương chắc khỏe cũng như tăng cường sự dẻo dai cho xương. Điều này cũng giúp bạn có thể tăng sức bền cũng như nâng cao khả năng phòng chống bệnh viêm khớp dạng thấp.
- Nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn uống đầy đủ các dưỡng chất. Thường xuyên bổ sung thực phẩm có hàm lượng canxi và omega 3, các loại vitamin C, D…
- Không nên sử dụng rượu bia cũng như các chất kích thích. Không ăn những loại thức ăn đóng hộp vì có hàm lượng chất bảo quản cao, lượng đường và muối trong nhóm thực phẩm này cũng cao. Những loại thực phẩm này nếu sử dụng thường xuyên kết hợp với yếu tố di truyền sẽ khiến cho tình trạng bệnh có xu hướng nghiêm trọng hơn.
- Thường xuyên vận động dù công việc của bạn chỉ ngồi 1 chỗ cả ngày. Hãy đứng dậy và đi lại để khớp có được sự linh hoạt.
- Mỗi ngày nên tích cực bổ sung cho cơ thể 2 – 2.5 lít nước. Uống nhiều nước sẽ giúp cho khớp linh hoạt hơn cũng như phòng ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả.
- Di truyền vốn dĩ là một yếu tố khiến cho bệnh viêm khớp dạng thấp hình thành. Nhưng, tỷ lệ phát bệnh còn phụ thuộc vào các yếu tố khác. Vì thế, người có cha mẹ mắc bệnh lý này thì nên phòng bệnh hiệu quả.
Như vậy bài viết trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi: Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không? Chắc chắn rằng, nếu có sự hiểu biết và kiến thức về bệnh sẽ giúp các bạn phòng bệnh nhanh chóng và hiệu quả, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra với người bệnh. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline để được tư vấn cụ thể.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt