Tổng quan bệnh viêm đa khớp dạng thấp là gì và những lưu ý cần biết
Hiện nay, người mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp ở Việt Nam chiếm khoảng 2% dân số cả nước. Bệnh không có cách điều trị dứt điểm và dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng người bệnh cũng gặp rất phiền toái trong việc đi lại, vận động cũng như ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Cùng tìm hiểu bệnh viêm đa khớp dạng thấp là gì trong bài viết sau đây.
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu bệnh viêm đa khớp dạng thấp là gì?
Viêm đa khớp dạng thấp là gì? Đây là một bệnh lý mãn tính, trong cơ thể người bệnh bị rối loạn tự miễn, gây đau nhức, sưng khớp, cứng khớp, nóng đỏ cho người bệnh, phần lớn bệnh xuất hiện ở khớp tay, khớp chân, khớp lưng và khớp gối. Bệnh viêm đa khớp dạng thấp không những làm tổn thương đến khớp mà còn gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ hệ chẳng hạn như da, phổi, mắt và mạch máu.
Bệnh gây nhiều tổn thương đến niêm mạc khớp của người bệnh, làm sưng đau có thể dẫn đến xói mòn xương và nặng hơn là biến dạng khớp gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc sinh hoạt nhỏ trong cuộc sống như viết, mặc quần áo, mang vác đồ vật hay mở chai lọ. Việc đi đứng hay cúi người cũng bị ảnh hưởng nếu bị viêm ở khớp gối, khớp bàn chân và khớp mắt cá chân.
Bệnh thường phổ biến ở người có độ tuổi từ 30 trở lên, trong đó bệnh nhân nữ gặp nhiều hơn nam giới đặc biệt là phụ nữ đang trong quá trình mang thai.
2. Những nguyên nhân gây bệnh viêm đa khớp dạng thấp
Hệ thống miễn dịch của cơ thể đóng vai trò nhận diện hay loại bỏ các tác nhân gây hại cho cơ thể. Trường hợp của người bị mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp là do hệ miễn dịch của cơ thể bị tấn công nhằm vào các khớp xương nên các khớp xương bị viêm nhiễm gây ra đau, sưng và cứng khớp.
Những yếu tố là nguyên nhân gây ra bệnh viêm đa khớp dạng thấp hay làm cho người bình thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn chẳng hạn như
2.1. Liên quan đến yếu tố bệnh lý
- Hệ thống miễn dịch: hệ miễn dịch kém dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cao đến 70%.
- Cơ thể bị nhiễm khuẩn: do tiếp xúc nhiều với một số vi khuẩn, vi rút gây bệnh như parvovirus hay epstein- barr virus.
- Những người có tiền sử bị chấn thương như gãy xương, tổn thương dây chằng, trật khớp.
- Yếu tố di truyền: những người trong gia đình bị mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp thì người thân cũng có nguy cơ mắc bệnh cao. Thường sẽ từ bố mẹ truyền sang con.
2.2. Vấn đề sinh lý
- Tuổi tác: người có độ tuổi càng cao càng dễ mắc các bệnh về xương khớp đặc biệt là bệnh viêm đa khớp dạng thấp.
- Giới tính: nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới gấp 2 lần.
- Những người hay hút thuốc lá, hoặc các chất kích thích cũng có khả năng mắc bệnh cao hơn người bình thường.
- Hiện tượng thừa cân, béo phì. Cần điều chỉnh được cân nặng của bản thân để không ảnh hưởng lớn đến xương khớp.
3. Một số triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp
Nếu người bệnh xuất hiện 4/7 triệu chứng sau đây cần đến gặp bác sĩ ngay vì có thể bạn đã bị viêm đa khớp dạng thấp với các dấu hiệu như:
- Xuất hiện hạt thấp dưới da có thể ở khuỷu tay, cạnh hay ngón tay chân.
- Các khớp như: khớp cổ tay, ngón bàn tay, khớp bàn tay, khớp gối, khớp bàn chân, ngón chân và khớp cổ chân bị sưng đau kéo dài.
- Thường xuyên bị cứng khớp vào buổi sáng hầu như trên 1 giờ đồng hồ mới khỏi.
- Bị dương tính trong huyết thanh ở dạng thấp.
- Khi đi chụp X-quang chụp lại cho thấy khớp bị tổn thương.
Ngoài ra, bệnh viêm khớp dạng thấp còn biểu hiện qua từng giai đoạn mắc bệnh
- Khi người bệnh ở giai đoạn đầu tiên viêm màng khớp dẫn tới đau và sưng tấy tại các khớp.
- Ở giai đoạn giữa có khả năng sẽ bị viêm, sụn bắt đầu bị thương tổn và xói mòn sụn khớp.
- Và ở giai đoạn cuối cùng sụn bị xói mòn nhiều hơn, đầu khớp xương bị lộ ra. Người bệnh khi vận động, các đầu khớp sẽ va vào nhau gây ra cảm giác đau đớn, sưng, khó khăn vận động cũng như thực hiện các động tác thường ngày. Sau một thời gian tình trạng bị viêm sẽ giảm đi và xuất hiện vào đó là các chức năng hoạt động của khớp bị ngừng hoạt động.
4. Bệnh viêm đa khớp dạng thấp sẽ gây ra những hậu quả như thế nào?
- Việc đầu tiên là người bị viêm đa khớp dạng thấp sẽ đi lại khó khăn, vận động kém linh hoạt chẳng hạn như những việc thông thường nhất là: mặc quần áo, đánh máy vi tính, mở nắp chai hay cầm nắm đồ vật.
- Khớp bị biến dạng, sụn khớp bị phá hủy, dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương.
- Khả năng lao động bị mất đi, hay nặng hơn là bị tàn phế.
- Sau cùng là gây tổn thương lên các cơ quan khác trong cơ thể như: da, phổi, đôi mắt, tim, mạch máu.
Có thể thấy diễn biến của bệnh khá phức tạp, khó nhận biết, còn để lại hậu quả nặng nề nghiêm trọng cho bản thân người bệnh. Vì vậy cần phát hiện bệnh sớm hơn để kịp thời chữa trị và hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
5. Một số phương pháp điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp
Tạm thời vẫn chưa có cách để điều trị bệnh khỏi hoàn toàn, nhưng cũng có một số phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh và duy trì cuộc sống tốt hơn cho người bệnh.
Sử dụng thuốc giảm đau
Hầu như những bệnh về xương khớp, thường điều trị bằng thuốc giảm đau vì đem lại hiệu quả cao và dễ sử dụng. Các loại thuốc tây giảm đau thường dùng cho người bị viêm đa khớp dạng thấp là NSAID (không chứa steroid), steroid, dmards. Đây đều là những loại thuốc làm giảm đau, giảm viêm tuy nhiên vẫn để lại tác dụng phụ không đáng có cho người bệnh. Vì vậy, cần được hỏi qua ý kiến bác sĩ mới có thể sử dụng được mọi người cần lưu ý nhé
Phương pháp phẫu thuật
Khi bệnh tình nặng hơn, uống thuốc tây không đạt hiệu quả thì phương pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định, tuy nhiên vẫn để lại tác dụng phụ sau phẫu thuật gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, nặng hơn là bị liệt hoàn toàn.
- Phẫu thuật nội soi: Phương pháp loại bỏ các lớp lót bị viêm, cụ thể như khớp đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và hông.
- Sửa chữa gân: Sau một thời gian, các tổn thương và triệu chứng viêm ở khớp làm cho gân quanh khớp bị tan ra, vậy nên cần phẫu thuật.
- Áp dụng phương pháp thay toàn bộ khớp: Trong trường hợp bệnh nhân đã mắc bệnh ở giai đoạn nặng khi đó các bộ phận của khớp bị tổn thương nặng cần được thay thế bằng khớp nhân tạo. Có thể khớp nhân tạo được làm từ nhựa hoặc bằng kim loại. Thường là khớp hông và khớp đầu gối sẽ bị nhiều hơn.
Bệnh viêm đa khớp dạng thấp là một loại bệnh khá phổ biến, thường dễ mắc phải trong cuộc sống hằng ngày, một bệnh lý cần đáng được quan tâm. Người bệnh nên thực hiện một chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh để phòng ngừa được bệnh tốt hơn, những bệnh nhân đã và đang điều trị bệnh hay những người bình thường cần luyện tập thể dục thể thao đều đặn để có một cơ thể dẻo dai, một thân hình năng động và một sức khỏe tốt để có thể hạn chế được bệnh tái phát trở lại. Hãy yêu quý bản thân và quan tâm nó nhiều hơn nhé.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt