Xu hướng thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ
Thoái hóa đốt sống cổ gây ra tình trạng đau nhói ở vùng cổ và điểm đốt sống xung quanh. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để kịp thời điều trị để phòng tránh tốt nhất bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ.
Nội dung bài viết
1. Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh được gây ra bởi các tổn thương và thoái hóa của sụn khớp dẫn đến những cơn đau nhức vùng cổ và điểm cột sống xung quanh. Hay nói cách khác, đây là những bệnh lý ở các đốt sống cổ. Lúc đầu, bệnh chỉ được xuất phát từ các hiện tượng hư khớp, tổn thương ở các màng, dây chằng cổ. Về sau khi không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng thoái hóa các đốt sống cổ.
Căn bệnh này ít nhiều tạo nên những bất tiện, khó khăn trong đời sống sinh hoạt mà nếu lâu dần sẽ để lại những di chứng nguy hiểm.
2. Nguyên nhân của bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh thoái hóa cột sống cổ. Dưới đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu nhiều người hay mắc phải mà chúng tôi tổng hợp được:
- Di truyền: Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, hầu như hơn 90% căn bệnh mà bạn mắc phải đều có nguyên nhân do di truyền. Và thoái hóa đốt sống cổ không phải là một ngoại lệ. Thông thường, những ai có cha mẹ, ông bà đã từng bị bệnh này sẽ có nguy cơ mắc các dị dạng đốt sống cổ từ bé cao hơn so với người bình thường.
- Tư thế vận động sai hoặc do tính chất công việc: Những công việc phải ngồi lâu và vận động nhiều ở phần cổ và vai điển hình như những người làm văn phòng, khuân vác, xây dựng.. thường có khả năng mắc bệnh khá cao. Việc thường xuyên lao động nặng nhọc nhiều hoặc các thói quen xấu như cúi gập cổ thường xuyên, vận động sai tư thế, ngồi quá lâu trước máy tính, kê gối ngủ quá cao… là nguyên nhân chính làm cho khớp cổ bị thoái hóa nặng nề.
- Quá trình lão hóa: Lão hóa do tuổi tác là một điều con người ai cũng phải đối mặt và trải qua. Khi bạn bước vào ngưỡng 40, quá trình này lại càng bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Lâu dần, dưới tác động của tuổi tác và lão hóa, việc các cơ, xương khớp ngày càng yếu dần và xuống cấp nghiêm trọng chỉ còn là vấn đề thời gian.
- Chấn thương: Những ai đã từng trải qua tai nạn hoặc bị các chấn thương, va đập mạnh cũng là người có tỉ lệ mắc thoái hóa đốt sống cổ rất cao. Có thể sẽ không biểu hiện ngay nhưng khi các khớp xương bên trong bị phá vỡ cấu trúc sụn khớp do va chạm mạnh trước đó mà không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến căn bệnh thoái hóa cột sống cổ.
3. Dấu hiệu của bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ
Có thể nói, có rất nhiều biểu hiện và triệu chứng của căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên dễ nhận thấy nhất chính là những cơn đau buốt kéo dài ngay cổ khi di chuyển vùng này. Bên cạnh đó, ngoài các cơn đau cấp tính thì vẫn còn các biểu hiện khác như bên dưới đây:
- Đau đốt sống cổ mãn tính: Đau kéo dài dai dẳng không dứt, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống gây nên nhiều vấn đề khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc.
- Hạn chế vận động: Phần lớn những người mắc phải bệnh thoái hóa đốt sống cổ đều rất khó vận động và chủ yếu nhiều nhất là ở phần cổ như: xoay cổ, cúi đầu, ngoái đầu,…
- Biến dạng đốt sống: Bị sái cổ, vẹo cổ là các biểu hiện thường gặp ở những người mắc bệnh thoái hóa.
4. Xu hướng thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ
Từ nguyên nhân mà chúng tôi đã chỉ ra phía trên, có thể dễ dàng nhận thấy những ai thường xuyên phải cử động vùng cổ ở cường độ lớn là nhóm người có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Đó có thể là những người làm nhân viên văn phòng, kĩ sư, khuân vác hoặc làm các công trình xây dựng, đường cầu.
Ngoài ra, việc thoái hóa xương khớp ở những người lớn tuổi cũng là tình trạng thường xuyên gặp phải. Các cuộc khảo sát về căn bệnh này đã chỉ ra được rằng, cứ có 100 người trên 60 tuổi thì có hơn 85 người sẽ có nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ.
Một điều đáng báo động về căn bệnh này đó chính là xu hướng trẻ hóa. Theo thời gian, nhóm người mắc thoái hóa đốt sống cổ thường có độ tuổi trẻ dần. Đây cũng là một điều khá dễ hiểu bởi nhịp sống hiện đại dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường đến từ việc ba mẹ không thường xuyên chú ý và quan tâm con trẻ. Các thói quen sinh hoạt sai cách như ngồi quá lâu trước máy tính, ngồi học sai tư thế, nằm sai tư thế ngủ…ở trẻ là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
5. Làm sao để chữa khỏi căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ?
- Thực đơn dành cho người thoái hóa đốt sống cổ
Có thể nói, chế độ ăn uống khoa học góp phần không nhỏ trong việc điều trị bệnh. Vì vậy, bạn nên chọn cho mình những thực phẩm có lợi và tránh các thức ăn có hại để giảm các cơn đau do bệnh gây ra. Những người bệnh nên ăn những loại trái cây chứa nhiều vitamin C như: Ổi, đu đủ, cam, chanh, bưởi,… có tác dụng kháng viêm đồng thời cải thiện quá trình lão hóa rất tốt. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm 2 loại vitamin A, E và D từ các loại nấm, mộc nhĩ, sữa đậu nành, hải sản, súp lơ xanh…bởi đây đều là hai nhân tốt cần thiết để bảo vệ khớp xương.
Ngoài ra, người mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ cần tránh các loại thức ăn nhanh, thịt đỏ giàu đạm thức uống có cồn hoặc các chất kích thích như rượu, bia…bởi chúng chứa nhiều cholesterol tạo áp lực lớn lên khớp bị bệnh.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt giúp điều trị bệnh
Đối với những người bị mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ, cơ quan yếu nhất chắc chắn là ở khớp đầu và vai. Chính vì thế, hạn chế làm việc quá nhiều và vận động mạnh sẽ khiến cho bệnh tái phát mạnh hơn. Thay vào đó nên có chế độ ăn uống hợp lý bổ sung nhiều thực phẩm có lợi cho bệnh đồng thời nên phân bổ thời gian nghỉ ngơi hợp lý để tránh việc bệnh trở nên nặng hơn.
- Bài tập trị thoái hóa đốt sống cổ
Bên cạnh các phương pháp khác, thực hiện các bài tập riêng dành cho người bị thoái hóa đốt sống cổ cũng góp phần giảm bớt các cơn đau và cải thiện tình trạng bệnh. Các bài tập dành cho cổ giúp giãn cơ, tăng cường máu huyết lưu thông, giúp bạn tránh đi các cơn đau nhức và góp phần tăng cường khả năng phục hồi.
Có rất nhiều bài tập trị bệnh tuy nhiên dưới đây là bài tập cơ bản dành cho người mới bắt đầu:
- Bước 1: Nằm ngửa trên mặt sàn, chống hai bàn chân xuống mặt sàn.
- Bước 2: Dùng hết sức nâng cả cơ thể lên sao cho phần đầu và cổ vẫn tiếp xúc như ban đầu với mặt sàn, hai tay song song, úp xuống sàn làm điểm tựa.
- Bước 3: Giữ nguyên tư thế, hít vào thở ra đều đặn, lặp lại 10 lần.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt