Thoái hóa xương khớp là gì? Triệu chứng điển hình để phát hiện bệnh

Thoái hóa xương khớp là một trong những bệnh lý phổ biến về xương khớp. Không chỉ những người cao tuổi mới có nguy cơ mắc bệnh mà ngày nay, bệnh đã xuất hiện cả ở những người trẻ. Vì vậy, có được một số những kiến thức cơ bản về các triệu chứng, kịp thời phát hiện bản thân bị bệnh và sớm được điều trị là điều cần thiết. 

1. Định nghĩa thoái hóa xương khớp

Thoái hóa xương khớp là thuật ngữ nói đến việc sụn khớp và hệ xương khớp bị tổn thương. Đây là một sự thoái hóa sinh học kèm theo một số hiện tượng như dịch khớp bị giảm sút và xảy ra các phản ứng viêm.

thoai-hoa-xuong-khop_1
Hình ảnh thoái hóa xương khớp

Ở hệ xương khớp khỏe mạnh, các sụn khớp sẽ trơn láng, còn cấu trúc xương thì ổn định. Còn ở vùng bị thoái hóa, sụn khớp sẽ xù xì, lệch ra khỏi đầu xương. Cấu trúc xương cũng không còn chặt chẽ và đúng cấu tạo ban đầu. Có thể sẽ xuất hiện các gai xương hoặc xương bị loãng, mất xương…

2. Những triệu chứng của thoái hóa xương khớp

Xương khớp khi bị thoái hóa với các triệu chứng như thế nào sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh cũng như vị trí bị bệnh. Cụ thể như sau:

2.1. Triệu chứng theo từng giai đoạn

Các chuyên gia chia thoái hóa xương khớp thành 4 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1

Ở giai đoạn 1 là giai đoạn nhẹ nhất, những triệu chứng bệnh chưa thực sự rõ ràng. Các cảm giác đau nhức thường chỉ là thoáng qua và nó không quá ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt, học tập, làm việc của người bị bệnh. Ngay cả khi đi chụp X quang thì các tổn thương cũng chưa được thể hiện rõ. Chỉ khi người bệnh phải vận động quá nhiều thì mới cảm giác hơi đau tại vị trí bị thoái hóa.

Giai đoạn 2

Tại giai đoạn 2, bệnh đã bắt đầu tiến triển với mức độ nhẹ. Những lớp sụn khớp và các tế bào xương đã bắt đầu bị tổn thương nhưng chưa nhiều. Quá trình hoạt động của các bao dịch vẫn diễn ra bình thường. Do vậy lớp sụn và xương vẫn được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho các vận động cơ bản của cơ thể.

thoai-hoa-xuong-khop_12
Thoái hóa xương khớp giai đoạn 2

Song, chính ở giai đoạn này thì các gai xương nhỏ đã bắt đầu hình thành. Nếu như người bệnh vận động quá nhiều sẽ khiến cho các mô bị chạm vào những gai xương này, gây nên cảm giác đau mỏi. Ngoài ra, khi bệnh nhân thức dậy hoặc khi tiết trời trở lạnh thì các khớp xương cũng sẽ bị cứng và đau nhức hơn.

Với những cơn đau ở giai đoạn 2, nhiều người bệnh đã phải nghĩ đến việc đi thăm khám sức khỏe. Lúc này các phim chụp X-quang sẽ cho thấy khá rõ tình trạng các lớp sụn khớp bắt đầu bị hao mòn, khe khớp bị hẹp đi và sự xuất hiện của các gai xương.

Giai đoạn 3

Giai đoạn 3 là giai đoạn bệnh đã tiến triển đến mức nặng. Các gai xương phát triển với kích thước lớn dần. Phần sụn khớp bị mất đi cũng nhiều hơn. Thậm chí, phần xương dưới sụn còn có thể đã bị biến dạng. Với những tình trạng thực thể trên, các cơn đau cũng xuất hiện rõ nét và dữ dội hơn. Người bệnh sẽ cực kỳ khó chịu khi quỳ, khi leo cầu thang, khi chạy bộ hoặc đơn giản chỉ là việc đi bộ.

Theo đó, càng ngày tình trạng thoái hóa càng diễn biến nặng. Sụn khớp thì mòn dần còn xương thì ngày càng dày lên, thậm chí đóng thành cục. Hiện tượng viêm nhiễm xảy ra lúc này càng khiến cho bệnh nhân bị sưng đau, nóng rát, khó chịu.

Giai đoạn 4

Giai đoạn 4 là giai đoạn nặng nhất của bệnh thoái hóa xương khớp. Những triệu chứng của bệnh lúc này cực kỳ rõ ràng. Hình ảnh X-quang sẽ cho thấy rõ kích thước lớn của các gai xương, tình trạng bị bào mòn của các đầu xương khớp ở mức rất tệ. Lượng chất nhầy ở các bao dịch lúc này cũng giảm đáng kể. Với các bệnh nhân ở giai đoạn này, tình trạng cứng khớp diễn ra trầm trọng hơn. Ngoài những cơn đau dữ dội thì việc di chuyển của bệnh nhân cũng vô cùng vất vả.

thoai-hoa-xuong-khop_13
Đau nhức dữ dội ở bệnh nhân thoái hóa xương khớp giai đoạn 4

2.2. Triệu chứng theo từng vị trí thoái hóa

Bệnh thoái hóa xương khớp có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên hệ xương khớp của cơ thể. Tuy nhiên, có một số những vị trí bị bệnh khá phổ biến. Ở mỗi vị trí sẽ có những triệu chứng cụ thể như:

Đối với thoái hóa xương khớp tại đầu gối

Thoái hóa đầu gối là một trong những bệnh lý xương khớp gặp phổ biến nhất. Nguyên nhân là vì đầu gối phải gánh chịu hầu như toàn bộ lực của cơ thể. Từ việc đi, đứng, xoay,…. Với tình trạng thoái hóa tại khớp gối, người bệnh sẽ bị đau ở vùng trước và vùng bên cạnh đầu gối. Khi thực hiện các thao tác cơ bản như ngồi xổm rồi đứng dậy sẽ khá khó khăn. Thậm chí, trong trường hợp nặng, người bệnh còn không thể ngồi xổm như bình thường. Cảm giác tê chân hoặc vùng khớp gối có sự biến dạng nhẹ sẽ xuất hiện.

thoai-hoa-xuong-khop_14
Thoái hóa xương khớp tại đầu gối

Thoái hóa cột sống thắt lưng

Hiện tượng thoái hóa cột sống thắt lưng cũng khá thường gặp. Triệu chứng của bệnh ban đầu chỉ là những cơn đau nhức nhẹ tại vùng thắt lưng khi bệnh nhân mới ngủ dậy. Chúng diễn ra trong khoảng thời gian từ 20 đến 30 phút, sau đó biến mất.

Tuy nhiên, khi bệnh diễn biến nặng hơn thì các cơn đau sẽ kéo dài thời gian. Có khi là bị đau cả ngày. Không những thế, cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn khi người bệnh lao động nặng hoặc làm việc nhiều.

Hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ

Ngày nay, tình trạng thoái hóa đốt sống cổ đang xuất hiện ngày một nhiều. Xu hướng trẻ hóa của bệnh cũng là điều mà các chuyên gia lo lắng. Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh sẽ có khá nhiều các triệu chứng như: đau đầu, đau cổ, đau vai gáy, hoa mắt, chóng mặt…. 

Nguyên nhân là do tình trạng các động mạch, các dây thần kinh tại khu vực này bị ảnh hưởng. Chúng không thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng và truyền nhận tín hiệu đến cho não.

Đối với thoái hóa tại khớp háng

Bệnh có thể xảy ra chỉ ở một bên hoặc ở cả hai bên háng. Người bệnh sẽ bị đau tại vùng trước háng, vùng bên cạnh háng, vùng mông… Các cơn đau diễn ra âm ỉ, khó chịu và ảnh hưởng đến một số những vận động nhất định của người bệnh như xoay háng, cúi người…

Tình trạng thoái hóa tại các khớp ngón tay

Gốc ngón cái, khớp ngón tay là những vùng thường gặp phải tình trạng thoái hóa. Chúng sẽ bị sưng đau và dần xuất hiện những nốt cứng. Về lâu dài sẽ bị biến dạng nhẹ như hiện tượng các khớp bị bẻ cong, gồ ghề.

Hiện tượng thoái hóa bàn chân và gót chân

Gót chân, bàn chân là nơi trực tiếp chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể. Vì vậy, theo thời gian, hệ xương khớp tại đây sẽ bị tổn thương, thoái hóa. Triệu chứng của hiện tượng thoái hóa xương khớp này là việc người bệnh bị sưng đau và khó khăn khi di chuyển. Thậm chí, bàn chân, gót chân còn có thể bị cứng lại, bị biến dạng cong vẹo khi bệnh tiến triển nặng. 

Bài viết trên đây vừa chia sẻ với các bạn một số thông tin cơ bản liên quan đến định nghĩa và các triệu chứng của bệnh thoái hóa xương khớp. Hãy chú ý đến sức khỏe xương khớp của bản thân và kịp thời lên lịch đi thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa uy tín. Việc sớm phát hiện và điều trị bệnh sẽ rất có lợi cho việc phục hồi, giúp cơ thể tránh khỏi nhiều vấn đề khó chịu.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7