Bệnh viêm khớp là gì? Dấu hiệu, cách điều trị bệnh viêm khớp

Theo nghiên cứu hiện nay trên thế giới có tới 35% dân số mắc phải căn bệnh này, thường gặp nhất ở những người trưởng thành. Cứ 100 người thì có 5 bị viêm khớp. Đây là một loại bệnh lý khá phổ biến ảnh hưởng rất lớn đến vận động của khớp gây ra đau nhức cho người bệnh. Vậy bệnh viêm khớp là gì? Cần nắm rõ những nguyên nhân và triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh để phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.

viem-khop-la-gi_0
Viêm khớp gây đau đớn cho người bệnh

1. Tìm hiểu viêm khớp là gì?

Viêm khớp là gì? Hiểu một cách đơn giản, viêm khớp là bệnh gây ra tình trạng viêm ở các khớp. Cụ thể là khớp gối, cổ, tay, chân, vai, hông và những bộ phận khách liên quan đến khớp. Khiến cho các sụn ở đầu khớp bị vỡ ra, gây ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động của khớp, làm cho người bệnh bị sưng tấy và đau nhức. 

Khi bị viêm khớp sẽ khiến cho việc đi lại, sinh hoạt và vận động gặp nhiều khó khăn. Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng những người có độ tuổi từ 30 trở lên sẽ dễ mắc bệnh nhất. Độ tuổi là nguyên nhân chính gây ra bệnh, những người càng lớn thường sẽ gặp các bệnh lý về xương khớp nhiều hơn.

Có hai dạng viêm khớp thường gặp nhất là viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp:

  • Viêm xương khớp: Sụn khớp bị tổn thương, làm cho sự hoạt của các khớp khó khăn, thậm chí là xương bị lệch khỏi vị trí bình thường dẫn đến biến dạng. Khớp cột sống, bàn tay, phần hông và đầu gối là những khớp thường bị viêm nhất. Bệnh thường gặp ở người từ 40 tuổi trở lên, tuy nhiên nếu bị chấn thương tại khớp cũng có khả năng bị viêm xương khớp dù đang còn rất trẻ.
  • Viêm khớp dạng thấp: Hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu làm cho các thành phần trong khớp bị rối loạn. Thường gặp ở nữ giới tầm 40 tuổi trở lên.
viem-khop-la-gi-1
Viêm khớp gây ra những phiền toái và khó chịu cho người bệnh khi mắc phải

2. Nhận biết dấu hiệu bệnh viêm khớp

Ở giai đoạn này bệnh thường biểu hiện rất từ từ, tuy nhiên cũng có một số dấu hiệu để chúng ta kịp thời thăm khám và phát hiện ra bệnh, chẳng hạn như những dấu hiệu sau.

2.1. Xuất hiện các cơn đau

Như là ở cổ tay, cổ chân khi bị viêm sẽ có cảm giác đau nhức, sưng tấy, nóng đỏ. Các cơn đau có thể kéo dài và nặng dần. Dù lúc cơ thể đang nghỉ ngơi người bệnh vẫn bị đau. Đặc biệt vào lúc sáng sớm, trời tối hay mùa đông.

2.2. Vận động di chuyển khó khăn

Vì tình trạng sụn bị tổn thương nên người bệnh sẽ bị cứng khớp, khó vận động. Khi mới thức giấc những hoạt động trên cơ thể bị hạn chế. 

2.3. Tại vị trí bị viêm khớp có tiếng lạo xạo

Ở vùng bị tổn thương sẽ nghe được cái tiếng lạo xạo khi người bệnh di chuyển và hoạt động.

2.4. Một vài dấu hiệu khác

Cơ thể người bệnh sẽ bị ốm, sốt, chán ăn, suy nhược, mệt mỏi. Lúc  đó cần đi đến khám bác sĩ để điều trị kịp thời. Tuy nhiên, chỉ gặp phải ở một vài bệnh nhân.

3. Những ai có khả năng mắc bệnh viêm khớp?

3.1. Độ tuổi

Ở lứa tuổi nhỏ bệnh viêm khớp vẫn có thể xảy ra, tuy nhiên thường thì những người ở độ tuổi càng cao sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn. Điều đó đã được chứng minh và thống kê qua số bệnh nhân mắc phải. Khi cơ thể già đi sẽ chịu ảnh hưởng của tích tụ các chấn thương và rối loạn chuyển hóa.

3.2. Đặc thù nghề nghiệp

Việc ngồi lâu hay thực hiện một tư thế lặp đi lặp lại, làm các công việc nặng nhọc như bưng, vác, vận động sai tư thế cũng là đối tượng mắc bệnh.

3.3. Người bị chấn thương

Từ các chấn thương tại khớp có thể gây ra bệnh viêm khớp ngay lúc đó, cũng là nguy cơ để bệnh viêm khớp xuất hiện sau này.

3.4. Cân nặng không kiểm soát

Cơ thể bị thừa cân khiến cho sức ép lên các khớp được tăng từ đó gây ra bệnh viêm khớp đồng thời những người đã mắc bệnh sẽ làm đẩy nhanh quá trình viêm có sẵn.

3.5. Giới tính con người

Theo nghiên cứu cho thấy nữ giới có khả năng mắc bệnh viêm khớp cao hơn nam giới. 

3.6. Bị rối loạn trao đổi chất và hệ miễn dịch thấp

Khớp chịu sự nuôi dưỡng từ các thành phần và khi bị rối loạn sẽ làm cho những thành phần bất thường xuất hiện trong khớp. Đồng thời, hệ miễn dịch giảm cũng là nguy cơ gây ra bệnh viêm khớp.

4. Các biện pháp để phòng ngừa bệnh viêm khớp

Bệnh viêm khớp tuy là không thể phòng ngừa hoàn toàn được, nhưng những biện pháp dưới đây sẽ giúp quá trình tiến triển của bệnh được giảm đi và kiểm soát dược bệnh.

4.1. Siêng năng tập luyện thể dục thể thao

Tầm quan trọng của việc tập thể dục không phải ai cũng biết, đem lại cho sức khỏe nhiều tác dụng như làm giảm căng thẳng, mệt mỏi giúp cơ thể thoải mái và dẻo dai hơn đặc biệt là những người bị mắc bệnh viêm khớp. Có thể lựa chọn môn thể thao hay thể dục khác nhau dựa vào độ tuổi và điều kiện cho phép.

4.2. Nên giữ cân nặng hợp lý

Cần được duy trì một cách hợp lý nhất để không gặp phải vấn đề thừa cân.

4.3. Vận động thường xuyên

Khi ngồi làm việc hoặc đi đứng nên đúng cách và đúng tư thế. Tránh bưng vác nặng nề, cần đảm bảo an toàn trong lao động để hạn chế các chấn thương có thể gặp phải.

4.4. Thăm khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm

Cần đến các cơ sở chuyên khoa và y tế nếu có những dấu hiệu đau nhức ở bất kì khớp nào trên cơ thể, nên khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm.

viem-khop-la-gi-2
Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh viêm khớp

5. Những phương pháp dùng để điều trị bệnh viêm khớp

Viêm khớp là một căn bệnh mãn tính vì vậy việc để điều trị dứt điểm bệnh là điều rất khó, những biện pháp điều trị hầu như đều làm cho triệu chứng đau được giảm đi ở người bệnh, để họ có thể hoạt động và làm việc tiếp tục với cuộc sống hằng ngày của mình được dễ dàng hơn. Những phương pháp dưới đây cũng hạn chế được bệnh tái phát.

5.1. Sử dụng thuốc giảm đau

Tùy vào từng giai đoạn mắc bệnh nhẹ hay nặng các bác sĩ sẽ đưa ra các loại thuốc đặc trị cho bệnh nhân. Có thể điều trị bằng thuốc giảm đau đơn thuần hoặc kết hợp với phương pháp phẫu thuật. Các loại thuốc sử dụng trong viêm khớp có khả năng giảm đau rất hiệu quả cho bệnh nhân như mobic, ibuprofen hay corticoid.

5.2. Phương pháp phẫu thuật

Thường khi bệnh đã chuyển biến nặng và sử dụng các biện pháp khác không có hiệu lực hoặc bệnh tái phát mới sử dụng biện pháp phẫu thuật.

Có 3 cách phẫu thuật thường được sử dụng trong viêm khớp

  • Tạo hình khớp để thay thế khớp.
  • Phẫu thuật tạo hình xương: xương sẽ được tái tạo lại để thực hiện các  chức năng của khớp được đảm bảo.
  • Làm cứng khớp: đầu xương sẽ bị khoa lại cho đến khi được chữa lành.

5.3. Có chế động ăn uống hợp lý

Lối sống lành mạnh, chế độ ăn hợp lý nên hạn chế tinh bột trong các bữa ăn. Nên ăn bổ sung các loại thức ăn chứa chất béo từ cá béo, các loại đậu, cũng như chất oxy hóa để giảm tình trạng viêm ở khớp. Nên duy trì chế độ ăn uống hợp lý để tình trạng bệnh được giảm thiểu.

Có thể thấy bệnh viêm khớp rất nguy hiểm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và cuộc sống con người. Ở mức độ nhẹ sẽ làm cho người bệnh khó chịu nhưng khi bệnh chuyển biến nặng sẽ dẫn tới biến dạng, thậm chí teo cơ. Vì vậy cần hiểu thêm bệnh viêm khớp là gì, những điều cần lưu ý để phòng ngừa bệnh tốt nhất.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7