Nguyên nhân và cách điều trị viêm khớp dạng thấp
Là một bệnh tự miễn điển hình ở người, viêm khớp dạng thấp xảy ra tại các khớp ngoại biên với các biểu hiện đặc trưng như đau, cứng khớp, sưng và thường có tính đối xứng hai bên. Điều trị viêm khớp dạng thấp tốn nhiều thời gian và cần có sự kiên trì, hướng đi đúng đắn ngay từ đầu, tránh di chứng về sau.
Nội dung bài viết
Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp
Hiện nay, có nhiều cuộc nghiên cứu về nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chưa thể đưa ra kết luận chính xác về nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh:
– Tác nhân khởi phát: nhiều giả thiết cho rằng virus gây nên.
– Cơ địa: nữ giới có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn nam giới, đặc biệt là ở độ tuổi 35 – 50 tuổi.
– Di truyền: nếu trong gia đình đã từng có người bị viêm khớp dạng thấp thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.
Biểu hiện viêm khớp dạng thấp
Tại chỗ: các khớp bị viêm thường là khớp bàn tay, cổ tay, ngón tay, khớp cổ chân, khớp đầu gối… Khi bị viêm khớp dạng thấp, các khớp này sưng to, da bên ngoài đỏ, bệnh nhân thường bị cứng khớp vào buổi sáng. Các triệu chứng này có thể kéo dài vài tuần cho đến vài tháng trước khi chuyển sang giai đoạn toàn phát.
Toàn phát: viêm xảy ra tại nhiều khớp, đa số là các khớp vừa và nhỏ.
Viêm khớp dạng thấp có tính đối xứng, chẳng hạn như viêm khớp ở hai bên đầu gối, viêm khớp ở cùng một vị trí ngón tay trên hai bàn tay, viêm hai đầu gối…
Hầu hết bệnh nhân đều cảm nhận được cơn đau tăng nhiều về đêm muộn và sáng sớm. Các khớp bị sưng gây đau, diễn biến kéo dài và tăng dần. Cuối cùng, các khớp có thể dính vào nhau, biến dạng khớp dẫn đến các di chứng nặng nề như ngón tay hình cổ cò, khớp gối dính không thể duỗi thẳng…
Toàn thân: bệnh nhân luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ, sút cân, da xanh.
Bên cạnh đó, một số bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng khác như:
– Nổi hạt dưới da đường kính từ 5 – 15mm, các hạt chắc, không di động, không đau đớn.
– Nổi ban đỏ ở gan bàn chân hoặc lòng bàn tay do mao mạch bị viêm.
– Quanh khớp viêm bị teo cơ do hạn chế vận động lâu ngày.
– Viêm gân và bao gân quanh khớp viêm.
– Giãn dây chằng khớp khiến khớp bị lỏng lẻo.
– Bao khớp phình to.
Điều trị viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn đầu có thể điều trị không dùng thuốc bằng cách duy trì vận động thường xuyên kết hợp chế độ ăn uống đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên, bệnh nhân cần thăm khám chuyên khoa xương khớp thường xuyên để theo dõi diễn biến bệnh và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Trong trường hợp chưa có chẩn đoán xác định, bệnh nhân được theo dõi và điều trị triệu chứng bằng thuốc kháng viêm không có Steroid sau đó tiếp tục thực hiện các chẩn đoán xác định.
Tùy thuộc vào mức độ bệnh, hoàn cảnh kinh tế cũng như thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ điều chỉnh các loại thuốc phù hợp. Thời gian sử dụng, liều lượng, tương tác khi phối hợp thuốc kháng viêm cần phải được kiểm soát một cách chặt chẽ trong suốt quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp.
Để tránh các tác dụng phụ, nên có sự điều chỉnh giảm liều và ngưng dùng thuốc càng sớm càng tốt. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc lâu dài bao gồm: nhiễm trùng, loãng xương, suy thận, viêm loét dạ dày, các bệnh tim mạch,…
Phẫu thuật có thể được chỉ định để điều trị viêm khớp dạng thấp trong trường hợp sử dụng thuốc không có tác dụng khiến khớp bị biến dạng nghiêm trọng. Phẫu thuật giúp sửa chữa khớp hoặc giảm đau sẽ được các bác sĩ cân nhắc. Tuy nhiên, phẫu thuật khớp cần được xem xét bởi các bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình khớp.
Tập luyện và vận động đúng cách có thể hỗ trợ cho quá trình điều trị hiệu quả hơn. Người bị viêm khớp dạng thấp nên dành 30p/ngày để tập luyện một số môn thể thao phù hợp như đi bộ, bơi… Trong quá trình tập nên nghỉ giữa giờ, tránh tập quá sức.
Tập luyện phù hợp sẽ không gây áp lực lớn lên các khớp, ngược lại việc này còn giúp các khớp trở nên linh hoạt, không bị tê cứng, máu lưu thông đến các khớp tốt hơn và giảm tình trạng đau nhức. Ngoài ra, người bệnh cần luôn giữ tư thế cân đối, thẳng khi đi, đứng, ngồi, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu.
Trên đây là một số yếu tố nguy cơ gây bệnh và cách điều trị viêm khớp dạng thấp. Hi vọng bạn đọc đã tìm được những thông tin bổ ích.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt