Phương pháp điều trị viêm khớp vùng chậu
Khớp vùng chậu gồm hai khớp nối giữa đoạn thấp nhất của cột sống là khối xương cùng cụt và phần sau của xương chậu. Viêm khớp vùng chậu là một trong những căn bệnh xương khớp phổ biến. Hiểu về bệnh sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị phù hợp cho mình, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này.
Nội dung bài viết
1. Viêm khớp vùng chậu là gì? Nguyên nhân do đâu?
Viêm khớp vùng chậu là tình trạng viêm xảy ra ở khớp nối giữa xương chậu và xương cột sống. Viêm có thể xảy ra ở một hoặc nhiều khớp, gây những cơn đau và ảnh hưởng trực tiếp đến các vùng như lưng, hông, mông, chân. Nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể gây những biến chứng nguy hiểm cho những vùng này.
Viêm khớp vùng chậu xảy ra do một số nguyên nhân như sau:
- Viêm khớp: Viêm cột sống dính khớp hay viêm khớp hao mòn đều là những dạng viêm khớp có thể xảy ra ở vùng chậu, gây ra viêm khớp vùng chậu.
- Chấn thương: Những chấn thương đột ngột hoặc dai dẳng có thể gây những tổn thương nghiêm trọng lên xương khớp vùng chậu và gây viêm ở các khớp này.
- Di truyền: Yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây viêm khớp vùng chậu. Nếu cha mẹ có tiền sử viêm khớp, con cái sinh ra cũng có khả năng mắc bệnh cao hơn.
- Mang thai: Hiện tượng sung huyết, ứ huyết dễ xảy ra ở phụ nữ mang thai do các mạch máu bị chèn ép, gây áp lực lên vùng chậu và dễ dẫn đến viêm khớp. Những thay đổi trong cơ thể và trọng lượng tăng lên cũng gây hao mòn cho xương khớp.
- Nhiễm trùng: Do nhiều nguyên nhân, các khớp vùng chậu có thể bị nhiễm trùng dẫn đến viêm.
2. Triệu chứng viêm khớp vùng chậu
Bệnh viêm khớp vùng chậu thường được biểu hiện như là: đau âm ỉ, kéo dài vùng thắt lưng cùng, đau giữa hai mông, đau vùng chậu hông, có thể kèm theo teo cơ mông.
Hiện nay nhiều người thường có tâm lý chủ quan, thấy xuất hiện những biểu hiện đau nhưng không chịu tới các cơ sở để khám. Tâm lý mặc kệ của nhiều người khiến cho bệnh này ngày càng phát triển và nặng hơn.
Đối với bệnh viêm khớp vùng chậu nếu để lâu mà không được chữa trị sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình vận động (không thể ngồi lâu để làm việc hoặc khó khăn trong việc cúi xuống, nghiêng hay xoay người rất khó khăn do bị cứng cột sống thắt lưng, lưng và cổ).
Mặt khác, bệnh viêm khớp vùng chậu có thể lan ra, gây tổn thương đến dây thần kinh tọa, thậm chí làm teo cơ đùi và nếu để lâu sẽ teo cơ mông. Đau thường có tính chất âm ỉ, kéo dài triền miên khiến bệnh nhân rất khó chịu ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống.
Với nữ giới, một số ít trường hợp viêm khớp vùng chậu nếu để lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng dính khớp, làm cho khung chậu không thể giãn ra được trong thời kỳ mang thai và khi sinh, dẫn đến đẻ khó dẫn đến phải mổ đẻ.
Ngoài ra, còn có một số triệu chứng rõ rệt như sau:
- Cơn đau có thể kèm theo sốt nhẹ. Tình trạng cơ thể mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ.
- Cơn đau diễn biến trầm trọng hơn khi người bệnh đi cầu thang nhiều lần, hoặc đi bộ với bước dài.
- Có thể xuất hiện những cơn đau âm ỉ ở bụng dưới, đau khi đại tiểu tiện, đau khi quan hệ tình dục, thậm chí tiết dịch có máu.
3. Phương pháp điều trị viêm khớp vùng chậu
Điều trị triệu chứng viêm khớp vùng chậu cần dựa theo chẩn đoán của bác sỹ thông qua các bước kiểm tra. Cùng tìm hiểu các phương pháp điều trị dưới đây:
3.1. Phương pháp, kỹ thuật y tế
- Các bài kiểm tra lâm sàng ở vùng xương khớp, tiêm thuốc tê vào khớp hoặc chụp X-Quang có thể phát hiện viêm khớp vùng chậu. Lưu ý, không thực hiện chụp X-Quang khi bạn đang mang thai vì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
- Sử dụng thuốc giảm đau và thuốc giãn cơ để kiểm soát những cơn đau và co thắt cơ.
- Tiêm corticosteroid trực tiếp vào khớp theo thời gian định kỳ.
- Kích thích điện vào khớp và kích thích cột sống.
- Phẫu thuật có thể thực hiện với trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.
Tất cả những phương pháp trên đều chỉ được thực hiện dưới sự chỉ định của bác sỹ. Ngoài ra, có những phương pháp điều trị bệnh tại nhà mà bạn có thể thực hiện để hỗ trợ điều trị bệnh.
3.2. Phương pháp điều trị tại nhà
- Vật lý trị liệu và thể dục vừa sức: Các bài tập giãn cơ và các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ ngắn vừa sức… giúp làm thư giãn cột sống, tăng cơ làm giảm áp lực lên xương khớp và giảm đau.
- Chườm nóng/lạnh: Chườm nóng giúp thư giãn các cơ, giảm đau trong khi chườm lạnh giúp giảm sưng tấy hiệu quả. Kết hợp chườm nóng, lạnh xen kẽ sẽ mang lại những kết quả tích cực.
- Nghỉ ngơi: Nằm, ngồi hoặc đi lại với tư thế thoải mái và phù hợp, tránh các tư thế làm tổn thương đến vùng chậu.
- Chế độ ăn uống khoa học: Chế độ dinh dưỡng có ích với người bệnh viêm khớp vùng chậu là bữa ăn nhiều rau, trái cây, các loại đậu và hạt,… đồng thời tránh xa đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa chất kích thích, đồ đóng gói, đóng hộp,…
3.3. Một số bài tập trị liệu viêm khớp vùng chậu
- Căng gối sát ngực: Người bệnh nằm ngửa trên sàn, co gối lên ngực, dùng tay giữ 5-10 giây rồi thả ra. Bạn có thể thực hiện đồng thời hai chân hoặc lần lượt từng chân. Thực hiện 8-10 lần/ngày sẽ mang lại hiệu quả.
- Đẩy hông lên cao: Bệnh nhân nằm thẳng trên sàn, lòng bàn tay úp, lưng thẳng, đầu gối co. Nâng hông thật cao rồi giữ trong vòng 5 giây. Thực hiện 8-10 lần mỗi ngày.
- Tư thế tam giác: Hai chân dang rộng 45 độ, gót chân phải hướng vào giữa bàn chân trái rồi nghiêng người sang trái, tay phải chạm bàn chân phải, tay trái hướng lên cao vuông góc với mặt đất. Làm tương tự với hướng còn lại. Bạn nên thực hiện mỗi bên 5-6 lần.
Trên đây là những kiến thức cần biết về bệnh viêm khớp vùng chậu. Bệnh viêm khớp vùng chậu nếu để lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng dính khớp. Do đó mọi người, đặc biệt là những chị em phụ nữ cần chú ý đến căn bệnh này để sớm phát hiện và điều trị kịp thời.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt