Thoái hóa cột sống thắt lưng có thể gây ra biến chứng nào?
Thoái hóa cột sống thắt lưng là dạng hay gặp nhất của thoái hóa cột sống. Bệnh không chỉ gây đau đớn, hạn chế vận động mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng là tình trạng tổn thương và biến đổi ở các bộ phận: sụn khớp, đĩa đệm, xương dưới sụn, màng hoạt dịch,.. vùng thắt lưng. Bệnh gây ra tình trạng đau nhức kéo dài. Cơn đau có thể lan ra các bộ phận kế cận làm giảm khả năng di chuyển và vận động.
Theo nghiên cứu, sau độ tuổi 30, con người bắt đầu có nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp. Những nguyên nhân chính gây ra thoái hóa cột sống thắt lưng bao gồm:
1.1. Vấn đề tuổi tác
Theo thời gian, áp lực lên các lên các vùng đĩa đệm và sụn khớp càng gia tăng. Đây là nguyên nhân gây nên tình trạng lão hoá và tổn thương xương khớp. Vùng cột sống thắt lưng chịu lực và hoạt động nhiều nên càng dễ bị chấn thương, dẫn đến thoái hoá cột sống thắt lưng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng
1.2. Đặc thù công việc
Người hoạt động với cường độ cao và liên tục là đối tượng dễ mắc thoái hoá cột sống thắt lưng nhất. Việc khuân vác các vật nặng khiến vùng thắt lưng dễ tổn thương hơn và khó hồi phục hơn.
1.3. Thói quen sinh hoạt
Tư thế ngồi không đúng chuẩn tạo áp lực lên vùng thắt lưng. Thói quen nằm sai tư thế trong thời gian dài cũng là tác nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng.
1.4. Yếu tố di truyền
Những người có người thân mắc bệnh xương khớp hoặc bị dị tật bẩm sinh liên quan đến cột sống cũng có nguy cơ mắc thoái hoá cột sống thắt lưng cao.
1.5. Các chấn thương ở vùng thắt lưng
Đây là vùng hoạt động thường xuyên và với cường độ cao nên dễ xảy ra chấn thương. Các tổn thương này sẽ khiến thoái hoá cột sống thắt lưng diễn ra sớm hơn.
1.6. Tăng cân mất kiểm soát
Cơ thể nặng cân khiến vùng thắt lưng chịu áp lực lớn hơn. Chính áp lực này gây ra các đè nén tại vùng thân cột sống và đĩa đệm.
2. Các triệu chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng là dạng hay gặp nhất của thoái hóa cột sống. Bệnh xảy ra khi đĩa đệm cột sống và sụn khớp bị thoái hóa, kèm theo những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch. Bệnh gây đau, hạn chế vận động và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.
Tùy theo từng giai đoạn của bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng mà xuất hiện các triệu chứng từ nhẹ đến nặng:
- Xuất hiện những cơn đau âm ỉ và kéo dài tại vùng thắt lưng. Đặc biệt cơn đau có tần suất cao vào ban đêm và những ngày nhiệt độ giảm đột ngột.
- Cơn đau lan sang các phần cơ thể kế cận như mông, chân.
- Không thể vận động quá mạnh. Gặp khó khăn khi đứng thẳng người hoặc cúi gập lưng.
- Vùng thắt lưng có cảm giác tê buốt và co cứng đột ngột.
- Thỉnh thoảng xảy ra tình trạng mất cảm giác ở tay, chân.
- Biến dạng vùng lưng (cong, gù, vẹo,…) do đường cong cột sống tự nhiên của cơ thể bị tác động.
3. Biến chứng thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng ban đầu sẽ gây ra các cơn đau ở vùng thắt lưng, nặng dần lên theo thời gian. Cơn đau có thể lan xuống vùng mông và chân, gây khó khăn cho người bệnh khi di chuyển.
Nếu người bệnh chủ quan, không chịu đến cơ sở y tế để khám và điều trị, các triệu chứng này sẽ ngày càng trở nên trầm trọng. Nguy hiểm hơn, thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ có thể dẫn đến những biến chứng sau:
3.1. Biến dạng cột sống
Đây là biến chứng thường gặp nhất từ thoái hóa cột sống thắt lưng. Biến dạng cột sống gây gù, vẹo, còng lưng, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, lao động và tính thẩm mỹ của người bệnh.
3.2. Chèn ép dây thần kinh dẫn đến bại liệt
Khi thoái hóa cột sống thắt lưng ngày càng phát triển và không được điều trị, phần xương hoặc đĩa đệm sẽ chèn ép lên các dây thần kinh. Biến chứng này khiến bệnh nhân đau nhức dữ dội và giảm sút khả năng vận động.
Khi các dây thần kinh bị chèn ép, người bệnh sẽ thường nhận thấy dấu hiệu tê bì ở tay chân. Lâu ngày có thể dẫn đến khả năng mất kiểm soát, teo cơ, thậm chí bại liệt.
3.3. Chèn ép tủy sống thắt lưng
Không chỉ chèn ép các dây thần kinh, thoái hóa cột sống thắt lưng còn gây chèn ép tủy sống thắt lưng. Biến chứng này khiến bệnh nhân mắc phải chứng rối loạn thực vật, tê bại chân.
3.4. Gây thoát vị đĩa đệm
Thoái hóa cột sống thắt lưng cũng gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm. Thoái hóa trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc xương và bề mặt đốt sống lưng, khiến chúng trở nên thô ráp. Khi vận động mạnh, sai tư thế hoặc bị chấn thương, các phần xù xì, thô ráp này sẽ tác động lên các đĩa đệm. Điều này gây rách bao xơ hoặc các đĩa đệm sẽ bị lệch ra ngoài.
3.5. Gây nên tình trạng gai cột sống
Thoái hóa cột sống thắt lưng khiến cấu trúc xương thay đổi, xuất hiện gai xương. Khi người bệnh cử động mạnh, những gai này sẽ cọ vào các dây thần kinh hoặc xương đốt sống, gây ra những cơn đau khó chịu.
3.6. Đau thần kinh tọa
Thoái hóa cột sống thắt lưng có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa, khiến người bệnh chịu những cơn đau nhức khó chịu từ thắt lưng xuống đến tận chân.
4. Phòng ngừa các biến chứng thoái hóa cột sống thắt lưng
Một số lời khuyên hữu ích sau sẽ giúp bạn phòng tránh thoái hóa cột sống thắt lưng cũng như dễ dàng phát hiện và điều trị bệnh sớm, bao gồm:
4.1. Luyện tập thể thao đều đặn
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp bạn có một hệ cơ xương chắc chắn, đồng thời có một cân nặng hợp lý. Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên luyện tập quá mức để tránh những chấn thương có thể gây ảnh hưởng đến cột sống.
Luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp bạn có một hệ cơ xương chắc chắn
4.2. Ngồi và đứng đúng cách
Tham khảo các tư thế ngồi học, làm việc và đi đứng đúng cách sẽ giúp bạn phòng tránh thoái hóa sớm. Bên cạnh đó, bạn cũng nên học cách nâng các đồ vật để có tư thế đúng, tránh làm tổn thương cột sống.
4.3. Ăn uống lành mạnh
Chọn khẩu phần ăn nhiều rau củ, tránh xa thực phẩm chiên xào và thức ăn nhanh. Đồng thời, bạn cũng không nên sử dụng nhiều rượu bia và chất kích thích, những chất này là nguyên nhân khiến tình trạng thoái hóa cột sống lưng của bạn trở nên trầm trọng hơn.
4.4. Dành thời gian nghỉ ngơi khi đau
Không có gì quan trọng hơn sức khỏe. Chính vì vậy, khi cảm thấy cơn đau trở nên dữ dội hơn, hãy dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
4.5. Tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ
Nếu đã phát hiện bản thân bị thoái hóa cột sống hoặc có nguy cơ mắc bệnh cao, bạn nên tuân theo những lời khuyên của bác sĩ và tiếp tục các phương pháp vật lý trị liệu tại nhà để điều trị bệnh hiệu quả.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt