Những điều cần biết về bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng là một trong những bệnh về thoái hoá cột sống rất phổ biến hiện nay. Đây là một căn bệnh mãn tính tiến triển dần dần và gây đau nhức nhiều cho người bệnh. Bệnh nhân sẽ đối mặt với nhiều phiền toái cũng như chất lượng cuộc sống ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu thêm về căn bệnh này cũng như các vấn đề liên quan trong bài viết sau đây.

1. Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?

Khi bị thoái hóa cột sống thắt lưng luôn xuất hiện các cơn đau thường xuyên
Khi bị thoái hóa cột sống thắt lưng luôn xuất hiện các cơn đau thường xuyên

Thoái hóa cột sống thắt lưng là một loại bệnh về xương khớp rất phổ biến hay xảy ra với những người trong độ tuổi khoảng 35 trở lên. Thoái hóa cột sống gây đau nhức, viêm khớp, mọc gai nơi những đốt sống, giảm khả năng vận động của bệnh nhân.

Những vị trí thường hay bị thoái hóa gồm có: vùng lưng (trên và giữa lưng), Cổ và vùng thắt lưng (phần dưới lưng trở lại). Thoái hóa cột sống thắt lưng và thoái hóa cột sống cổ là tình trạng phổ biến nhất.”

2. Nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng hoặc thoái hóa cột sống đều có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó chia ra nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát.

Nguyên nhân nguyên phát bao gồm:

  • Lão hóa tự nhiên: Khi tuổi tác càng cao thì các bộ phận của xương càng bị mài mòn, cấu trúc cột sống bị hư hại, sụn khớp hao mòn…Lâu dần sẽ khiến cột sống bị lão hoá.
  • Do thói quen sinh hoạt không hợp lý như: Ngồi học hoặc làm việc thời gian dài và ít vận động, thiếu ngủ…

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng thoái hóa cột sống thắt lưng

Nguyên nhân thứ phát bao gồm:

  • Do tính chất công việc ảnh hưởng đến cột sống, làm các công việc nặng nhọc, mang vác nặng quá sớm khi khung xương chưa định hình và hoàn thiện.
  • Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu hụt các chất dinh dưỡng cho cột sống. Thiếu các chất thiết yếu như canxi, magie, vitamin nhóm B…sẽ dễ bị thoái hoá cột sống thắt lưng hơn so với người cung cấp đầy đủ các chất trên.
  • Do yếu tố di truyền: Tiền sử người thân từng mắc bệnh thoái hoá cột sống.
  • Bị chấn thương do tai nạn: Các chấn thương do tai nạn nhưng không được điều trị dứt điểm.
  • Do bị thừa cân, béo phì gây áp lực lên cột sống
  • Sử dụng thuốc lá, các chất kích thích có hại
  • Tập luyện thể dục, thể thao quá sức hoặc không đúng phương pháp
  • Do biến chứng bệnh lý từ các bệnh về xương khớp khác

3. Triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng

Như đã nói ở trên, thoái hoá cột sống có 2 dạng chủ yếu nhất là thoái hóa cột sống thắt lưng và thoái hóa cột sống cổ thắt lưng. Tuỳ vào mỗi dạng thoái hoá cột sống mà sẽ có các triệu chứng khác nhau.

  • Đối với thoái hóa cột sống cổ có các triệu chứng sau:
  • Gặp khó khăn khi vận động liên quan đến cổ, các cơn đau xuất hiện nặng và đột ngột, bị cứng cổ. Các cơn đau trên có thể  lan xuống vai hoặc cánh tay.
  • Cánh tay, các ngón tay bị tê, yếu, liệt bả vai, bàn tay bị mất cảm giác.
  • Triệu chứng đau đầu, ngáp, chóng mặt khi thoái hóa đốt sống cổ C1-C2
  • Đối với thoái hóa khớp cột sống thắt lưng có các triệu chứng sau:
  • Vùng thắt lưng bị đau âm ĩ và kéo dài liên tục một thời gian dài
  • Khi người bệnh ở tư thế ngồi trong thời gian dài, làm các động tác như cong, xoay người, vác đồ vật…cơn đau sẽ gia tăng.
  • Khi bệnh ở giai đoạn nặng hơn sẽ có các cơn đau lan dần xuống chân, xuống tay, gây đau chân, yếu chân tay và khó khăn khi di chuyển.
  •  Sự phối hợp giữa tay và chân kém
  • Dấu hiệu co thắt cơ bắp và đau
  •  Đau đầu
  •  Mất thăng bằng và đi lại khó khăn
  • Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột
Khi bệnh ở giai đoạn nặng hơn sẽ có các cơn đau lan dần xuống chân, xuống tay, gây đau chân, yếu chân tay và khó khăn khi di chuyển
Khi bệnh ở giai đoạn nặng hơn sẽ có các cơn đau lan dần xuống chân, xuống tay, gây đau chân, yếu chân tay và khó khăn khi di chuyển

4. Thoái hóa cột sống thắt lưng có nguy hiểm không?

Thoái hóa cột sống thắt lưng hay thoái hoá cột sống cổ đều là bệnh lý nghiêm trọng. Tuy bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường. Tùy vào vị trí cột sống thoái hóa và giai đoạn bệnh mà có nhiều biến chứng khác nhau.

Một trong những nguy cơ nguy hiểm nhất đó là mất hoàn toàn chức năng vận động. Bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời và không thể tự di chuyển được.

Biến chứng thoái hóa cột sống cổ

Khi bị thoái hoá cột sống cổ dựa vào khối lồi đĩa đệm và mỏm gai cột sống sẽ có các biến chứng là:

  • Hội chứng cổ – tủy sống: Gây rối loạn cảm giác, liệt nửa người hoặc liệt 2 chân.
  • Hội chứng cổ – nội tạng: Gây rối loạn nhịp tim, đau tim đột ngột, gây rối loạn thần kinh thực vật khu cổ.
  • Hội chứng cổ – túi mật: Gây rối loạn thần kinh thực vật khu cổ.

Biến chứng thoái hóa cột sống thắt lưng

  • Gây chèn ép dây thần kinh tọa, từ thắt lưng đến bàn chân bị đau nhức dữ dội
  • Biến dạng cột sống, gù vẹo cột sống.
  • Teo cơ, bại liệt, mất khả năng vận động tự chủ.
  • Mất ngủ

Ngoài ra khi bị thoái hoá cột sống thì còn có các biến chứng chung như sau:

  • Đau lan rộng
  • Chèn ép dây thần kinh gây bại liệt
  • Hạn chế khả năng vận động
  • Gây bại liệt
  • Rối loạn tiền đình
  • Đau thần kinh tọa
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Gây bệnh lý khác

5. Các cách điều trị thoái hóa cột sống mang lại hiệu quả cao

Chăm sóc cho người bệnh bị thoái hoá cột sống thắt lưng và các thoái hoá cột sống khác không hề đơn giản. Việc điều trị cũng cần phải rất kiên trì và tuân thủ theo phác đồ điều trị mới có hiệu quả. Sau đây là những lưu ý để chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân thoái hoá cột sống mang lại hiệu quả cao:

Biện pháp chăm sóc tại nhà: Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Bổ sung nguồn thức ăn chứa nhiều canxi, giàu chất xơ, giàu vitamin và ít chất béo. Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng đúng kỹ thuật. Hạn chế những vận động ảnh hưởng đến cột sống.

Phương pháp điều trị thay thế: Dùng túi chườm nóng hoặc chườm lạnh vào vùng bị thoái hoá giúp giảm các cơn đau và triệu chứng sưng hiệu quả. Kết hợp massage để làm lưu thông máu, làm ấm khớp giúp giảm đau và tê bì, đem lại sự thoải mái hơn cho người bệnh.

Điều trị bằng thuốc: Có nhiều loại thuốc dành cho bệnh nhân thoái hoá cột sống thắt lưng và thoái hoá cột sống cổ. Trong đó phổ biến nhất là các loại thuốc sau:

  • Thuốc dùng để giảm đau như paracetamol, aspirin,…
  • Thuốc dùng để chống viêm không chứa steroid như diclofenac, brexin 2…
  • Thuốc dùng để giãn cơ, giảm căng cơ như mydocalm, myonal,…
  • Thuốc tiêm ngoài màng cứng (có chứa corticosteroid) như hydrocortison acetat…

Phương pháp phẫu thuật: Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng dùng trong điều trị thoái hoá cột sống khi tất cả các phương pháp trên không mang lại hiệu quả. Người bệnh trải qua các cơn đau liên tục và dồn dập, quá sức chịu đựng. Các phương pháp mổ hiện nay là phương pháp mổ hở, phương pháp mổ nội soi, phương pháp mổ cố định cột sống, phương pháp thay thế đĩa đệm nhân tạo.

Phẫu thuật thoái hóa cột sống thắt lưng khi bệnh đã ở giai đoạn nặng
Phẫu thuật thoái hóa cột sống thắt lưng khi bệnh đã ở giai đoạn nặng

Đối với phương pháp chữa thoái hóa cột sống thắt lưng bằng phẫu thuật. Bệnh nhân nên lựa chọn những cơ sở y tế chất lượng, bệnh viện uy tín, chuyên khoa để đảm bảo an toàn. Bạn có thể lựa chọn bệnh viện An Việt – một trong những bệnh viện uy tín nhất Hà Nội với những bác sĩ chuyên khoa hàng đầu về cơ xương khớp.

6. Cách phòng ngừa thoái hóa cột sống

Thoái hoá cột sống thắt lưng là căn bệnh không thể phòng ngừa được. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn diễn biến bệnh nặng hơn nếu có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần bổ sung Vitamin D và Canxi, vitamin E, axit béo Omega và các chất chống oxy hóa. Nên hạn chế các loại chất béo, ăn đồ quá mặn hay quá ngọt. Đặc biệt nên uống nhiều nước để cơ thể đào thải độc tố, lưu thông máu tốt hơn.

Thói quen sinh hoạt và luyện tập: Nên đi ngủ sớm và nghỉ ngơi điều độ. Không nên mang vác quá nặng, tránh các tư thế  làm tổn thương cột sống, không gối đầu quá cao. Nên vận động đi lại nhẹ nhàng nếu làm công việc văn phòng, không nên đứng một chỗ hoặc ngồi quá lâu.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7