Bệnh viêm khớp dạng thấp và những điều cần biết
Viêm khớp dạng thấp còn có tên gọi là viêm đa khớp dạng thấp. Bệnh gây sưng, đỏ dẫn đến các cơn đau gây xơ cứng khớp, chủ yếu xảy ra ở các khớp tay, khớp chân, khớp lưng và nhiều nhất ở khớp gối. Tuy đây là căn bệnh không gây chết người nhưng nó ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày và có thể giảm tuổi thọ của người bệnh.
Nội dung bài viết
1. Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp
Tùy mức độ nặng, nhẹ của viêm khớp sẽ có diễn biến và gây tổn hại đến sức khỏe người bệnh. Vì viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính nên người bệnh xác định phải sống chung với nó, lưu ý cách điều trị và chế độ sinh hoạt để bệnh nặng thêm, tránh bị tàn phế.
Viêm khớp dạng thấp xuất hiện dấu hiệu vùng khớp bị sưng, đỏ khiến người bệnh bị đau thậm chí bị xơ cứng khớp. Những vùng khớp dễ mắc viêm nhất là khớp tay, khớp chân, khớp lưng, tỉ lệ cao mắc ở khớp gối. Một số trường hợp đặc biệt sẽ bị viêm phổi, tim, mắt, dây thần kinh… tuy nhiên những trường hợp này rất hiếm gặp.
Về nguyên nhân của bệnh viêm khớp dạng thấp vẫn chưa có nghiên cứu chính xác và đầy đủ. Nhìn chung, bệnh viêm khớp dạng thấp được cho là do môi trường, yếu tố di truyền, hormone, miễn dịch hoặc nhiễm trùng… Bên cạnh đó, các yếu tố tâm lý và lối sống sinh hoạt cũng gây ảnh hưởng đến khớp do thường xuyên sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu…
Mặc dù viêm khớp dạng thấp không gây nguy hiểm cho tính mạng con người, nhưng nếu không được điều trị kịp thời nó có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ và dẫn đến một số biến chứng xấu:
1.1. Biến chứng cho mắt
Người mắc viêm khớp dạng thấp có nguy cơ cao mắc hội chứng khô mắt, nếu nghiêm trọng nó sẽ gây mù lòa cho người bệnh.
1.2. Bệnh về phổi
Viêm khớp dạng thấp có thể gây hại cho phổi, như làm tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ, làm tăng huyết áp nơi phổi, gây viêm niêm mạc phổi…
1.3. Ảnh hưởng tim mạch
Người bị viêm khớp dạng thấp sẽ có nguy cơ bị tim mạch cao gấp đôi người bình thường.
1.4. Gây tổn thương thần kinh
Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, thường xuất hiện triệu chứng đau cổ, mất thăng bằng thậm chí tổn thương hệ thần kinh.
1.5. Viêm mạch máu
Mạch máu bị giảm kích thước hoặc làm yếu và ngăn chặn dòng máu lưu thông.
1.6. Ảnh hưởng tới xương
Bệnh viêm khớp dạng thấp, nếu người bệnh không được điều trị kịp thời dễ gây biến chứng làm loãng xương, dính khớp, biến dạng khớp… gây tàn phế.
2. Có chữa khỏi hoàn toàn viêm khớp dạng thấp không?
Vì được xác định viêm khớp dạng thấp là một bệnh khớp mãn tính, đây là bệnh lý tự miễn tại khớp, ngoài khớp và có thể trên toàn thân. Vì thế bệnh này không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ không bị nặng, không tổn thương thêm và không biến chứng dẫn tới tàn phế.
3. Các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp
Tùy thuộc vào vùng khớp bị tổn thương, mức độ bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp cũng như thời gian điều trị bệnh. Bên cạnh đó tùy thuộc triệu chứng phát bệnh ở mỗi bệnh nhân mà có những cách điều trị khác nhau.
Nếu ở thể nhẹ: Khớp bị viêm ít, người bệnh có thể vận động không khó khăn thì chỉ cần dùng thuốc giảm đau, chống viêm thông thường kết hợp luyện tập, trị liệu, áp dụng liệu pháp massage.
Người mắc viêm khớp dạng thấp ở thể trung bình: Số khớp bị viêm nhiều hơn gây đau khi vận động, sẽ được dùng một số loại thuốc chống viêm đặc trị theo chỉ định của bác sĩ và cũng cần kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu, luyện tập các bài tập dành riêng cho khớp…
Bệnh nhân ở thể nặng: Trong trường hợp người bệnh không thể đi lại được, sẽ được chỉ định dùng thuốc D-penicillamin, corticoid liều cao, muối vàng, …
Cần phẫu thuật cho trường hợp viêm khớp dạng thấp bệnh nặng: Tùy tình trạng người bệnh mà có thể sử dụng phương pháp chỉnh sửa các khớp và gân bị viêm nặng thậm chí thay thế chúng.
4. Những chế độ sinh hoạt đặc thù dành cho người bị viêm khớp dạng thấp
Là căn bệnh mãn tính khó chữa khỏi, song nếu chú ý và luyện tập thường xuyên thì người bệnh có thể hạn chế các đợt viêm khớp dạng thấp bằng cách dùng thuốc kết hợp luyện tập và sinh hoạt đúng cách. Nếu duy trì được các khớp hoạt động thường xuyên sẽ tránh được những biến chứng đáng tiếc.
- Một số lưu ý dành cho người bị viêm khớp dạng thấp:
- Chỉ nên vận động có chừng mực và tránh động tác gây hại cho khớp: Chăm chỉ và kiên trì luyện tập, nếu khi tập mà xuất hiện cơn đau, cần nhẹ nhàng và tập tiếp đừng nản chí. Vận động nhẹ ngay tại nhà cũng giúp ích rất nhiều cho người bệnh. Lựa chọn bài tập duy trì sự dẻo dai cho khớp cổ tay, bài tập cho chân để tạo sự cân bằng, vững vàng cho cơ thể sẽ khiến việc đi lại dễ dàng hơn.
- Người bệnh viêm khớp dạng thấp có thể sử dụng các bài tập nhẹ nhàng: đi bộ, đạp xe đạp, hoặc có thể bơi lội … lựa chọn phù hợp với sức khỏe và khả năng của mình;
- Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu và lưu ý ngồi thẳng lưng, khi đứng cần giữ cơ thể cân bằng.
- Không cầm, xách đồ nặng thường xuyên.
- Không cử động cổ khi bàn tay bị lệch sang một bên.
- Thường xuyên cử động cổ tay và nhẹ nhàng xoa bóp các khớp
- Bổ sung canxi và vitamin D cho cơ thể một cách thường xuyên sẽ giúp xương khớp của bạn thêm chắc khỏe. Đặc biệt bổ sung các sản phẩm từ trứng, sữa, rau xanh…
- Nếu có hiện tượng bị đau cổ, người bệnh tuyệt đối không để tác động vào cột sống, bởi nếu cột sống bị tổn thương sẽ gây những biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não hoặc các di chứng về thần kinh…
- Không dùng các chất kích thích như: hút thuốc lá, uống bia rượu…
- Tránh những áp lực và lo lắng vì nó cũng sẽ làm tăng nguy cơ viêm khớp dạng thấp trở nặng.
- Bàn chân là nơi dễ bị tổn thương nhất đối với bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp. Vì thế hãy lựa chọn giày, dép thích hợp, không nên đi giày quá cứng cũng như không đi giày cao gót liên tục trong một thời gian dài để giảm tác động lên khớp bàn chân.
- Người bị viêm khớp dạng thấp, ngoài dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ kết hợp luyện tập thì cũng cần tạo cho mình trạng thái luôn thư thái, vui vẻ, lạc quan…đây sẽ là những yếu tố giúp giảm những cơn đau và khả năng phục hồi tốt cho người bệnh.
Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn nắm được viêm khớp dạng thấp có biến chứng thế nào và phương pháp điều trị ra sao để giúp bạn và người thân luôn sống khỏe mạnh với căn bệnh này.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt