Tư vấn y khoa: Thoái hóa cột sống thắt lưng bệnh học
Mặc dù quá trình thoái hóa của cơ thể xảy ra ở tất cả các khớp, tuy nhiên vị trí cố sống thắt lưng thường là nơi xuất hiện sớm và có xu hướng chuyển hóa nặng nhanh hơn các khớp còn lại. Để tìm hiểu về lý do dẫn đến hiện tượng này, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ về phần thoái hóa cột sống thắt lưng bệnh học nhằm giúp mọi người có cái nhìn tổng quan hơn.
Nội dung bài viết
1. Thoái hóa cột sống thắt lưng bệnh học
Cấu tạo và chức năng của cột sống
Ở một cơ thể người bình thường, phần cột sống sẽ cấu tạo từ 33 – 34 đốt sống liên tiếp nhau trong đó bao gồm C1 đến C7 là đốt sống cổ, D1 đến D12 là đốt sống vùng ngực, L1 đến L5 là đốt sống thắt lưng, S1 đến S5 là đốt sống cùng và phần còn lại là các đốt xương cụt.
Cột sống đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể với các chức năng:
- Cột sống được xem như bộ khung nâng đỡ để giữ cơ thể luôn thẳng đứng. Cột sống là một ống dài bảo vệ lớp tủy sống bên trong, kết hợp cùng với xương sườn và xương chậu để các cơ bám vào, bảo vệ các bộ phận bên trong lồng ngực và ổ bụng.
- Bên cạnh đó, cột sống là chuỗi các khớp xếp chống lên nhau và nối liền với nhiều bộ phận khác như tay, chân, đầu, thân. Do đó mà không chỉ nâng đỡ, cột sống còn giúp cho quá trình vận động của các bộ phận trở nên đa dạng và linh hoạt.
Khái niệm thoái hóa cột sống thắt lưng
Thuật ngữ thoái hóa cột sống thắt lưng có thể rất quen thuộc với con người trong cuộc sống ngày nay, tuy nhiên để định nghĩa cụ thể về căn bệnh này thì không phải ai cũng nắm được.
Thoái hóa cột sống thắt lưng là quá trình các khớp, đĩa đệm và sụn khớp giữa các đốt sống bị bào mòn gây ra những tổn thương hoặc các mẫu xương lồi khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn. Đây là một trong những căn bệnh xương khớp mãn tính và không thích tránh khỏi khi bước sang độ tuổi trung niên. Quá trình vận động của người bệnh gặp nhiều hạn chế, điều đó không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến cho tinh thần bệnh nhân suy sụp và làm biến dạng cấu trúc bình thường của hệ xương, khớp.
2. Vì sao cột sống thắt lưng dễ bị thoái hóa hơn các khớp khác?
Không chỉ có nhiều câu hỏi nghi vấn về thoái hóa cột sống thắt lưng bệnh học mà nhiều người còn băn khoăn không hiểu vì sao cột sống thắt lưng lại dễ dàng bị thoái hóa đến như vậy?
Các lý do khiến cho phần cột sống thắt lưng của cơ thể dễ mắc các vấn đề về xương khớp sớm hơn các khớp ở vị trí khác:
- Thứ nhất, với những cấu trúc phức tạp được chia thành nhiều đốt khác nhau lại đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ cơ thể, phần cột sống thắt lưng là nơi thường xuyên chịu tác động của các lực xung quanh.
- Thứ hai, hầu hết các vận động của cơ thể đều gây ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng nên khi có bất kỳ một thay đổi bất thường nào cũng có thể khiến gây tổn thương các đốt sống hoặc cơ quan xung quanh.
- Thứ ba, quá trình làm việc của cơ thể trong một khoảng thời gian dài khiến các đốt sống hoạt động quá mức dẫn đến quá trình thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống hay loãng xương,… diễn ra nhanh hơn.
- Thứ tư, với tính chất công việc như hiện nay thì việc ngồi quá lâu hoặc đứng quá nhiều, ngồi sai tư thế hoặc luôn giữ một tư thế cố định cũng là yếu tố khiến áp lực luôn dồn nén lên phần thắt lưng, đặt biệt là các đốt L4, L5, S1, S2.
- Thứ 5, một số chấn thương trong cuộc sống hàng ngày như mang vác nặng bị trật khớp, té, va đập, gãy xương,… cũng là yếu tố khiến bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng đến nhanh.
- Thứ 6, những người thường xuyên phải thay đổi tư thế một cách đột ngột như vận động viên uốn dẻo, múa, xiếc hay một số môn thể thao khác như nhảy aerobic, cử tạ, nhảy cao,… rất hay gặp chấn thương ở lưng. Đó cũng là lý do khiến phần xương và các khớp suy giảm chức năng và gây bệnh lý xương khớp sớm.
3. Chẩn đoán phân biệt các loại bệnh lý xương khớp
Không ít người trong quá trình tìm hiểu về thoái hóa cột sống thắt lưng bệnh học thì nảy sinh thêm vấn đề, liệu các triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống có gì khác so với bệnh lý xương khớp khác hay không? Có thể nói những trường hợp liên quan đến xương khớp đều có những biểu hiện bên ngoài khá giống nhau nên rất khó phân biệt rõ ràng.
Cách để phân loại các loại bệnh lý thông qua triệu chứng lâm sàng
Các bệnh lý như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm hoặc chấn thương
Đối với các bệnh lý xương khớp mãn tính như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, loãng xương, hoại tử xương,… thì các cơn đau cũng như những triệu chứng khác thường không xuất hiện đột ngột mà đau âm ỉ kéo dài nhưng lại khó dứt, khiến cho đời sống sinh hoạt bình thường của người bệnh có nhiều thay đổi. Nhiều khi bệnh nhân không thấy có bất kỳ tác động nào nhưng các khớp hoặc vùng lưng có cảm giác đau, đôi khi tê cứng khiến quá trình vận động bị hạn chế.
Còn các trường hợp như chấn thương, gãy xương, bệnh lý gân và dây chằng,… thì nguyên nhân rõ ràng hơn bởi cơn đau sẽ đến ngay sau khi lưng chịu lực tác động. Sau một thời gian điều trị, các triệu chứng sẽ thuyên giảm dần cho đến khi dứt hẳn.
Các cơn đau nhiều hơn mỗi khi người bệnh vận động mạnh, luyện tập thể thao và giảm dần khi bạn nghỉ ngơi, sau một khoảng thời gian không vận động sẽ thấy tê cứng các khớp.
Các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp
Với các loại bệnh ngày, bệnh nhân sẽ thấy cơn đau xuất hiện nhiều vào ban đêm hoặc gần sáng, trường hợp nặng cơn đau có thể kéo dài cả đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. Dù bạn có nghỉ ngơi thư giãn hay vận động thì cơn đau vẫn không có xu hướng giảm. Bên cạnh đó, các khớp có cảm giác sưng, nóng, đỏ, cứng khớp kéo dài lâu hơn các bệnh lý khác vào buổi sáng.
Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Khi bị thoái hóa cột sống thắt lưng, người bệnh có thể có các biểu hiện lâm sàng như sau:
- Các cơn đau vùng hông – lưng kéo dài, đau lan xuống vùng xương chậu, đùi, chi dưới hoặc lan lên phần ngực, cánh tay, cổ, đầu.
- Yếu chân, tay, các chuyển động của tay và chân kém linh hoạt, việc cử động, xoay người, gập người, ngồi xuống đứng dậy gặp khó khăn.
- Người bệnh hạn chế trong việc đi lại, mất thăng bằng, thường xuyên cảm thấy choáng.
- Mất kiểm soát đại tiểu tiện ở trường hợp nặng do không khống chế được bàng quang và ruột.
Với các thông tin chia sẻ trên hi vọng bạn đã có cái nhìn chính xác hơn về những vấn đề liên quan đến thoái hóa cột sống thắt lưng bệnh học, từ đó mà có những biện pháp đẩy lùi bệnh phù hợp với bản thân. Với sự tiến bộ của Y học hiện đại ngày nay, có rất nhiều phương pháp hỗ trợ bạn trong việc kiểm soát các bệnh lý xương khớp. Để có được sự tư vấn tốt nhất thì tốt nhất bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được trao đổi kỹ hơn.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt