Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ được biết đến là bệnh lý mạn tính khá phổ biến, tiến triển chậm, thường gặp ở người lớn tuổi hoặc người làm các công việc phải cúi, ngẩng nhiều, gây ảnh hưởng đến đốt đốt sống cổ như: công nhân, lái xe, nhân viên văn phòng. Triệu chứng cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đệm ở đốt sống cổ. Thoái hóa xảy ra ở bất kỳ đoạn nào, tuy nhiên đoạn bị thoái hóa nhất thường là C5-C6-C7
Nội dung bài viết
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm ?
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ hay còn gọi là thoái hóa cột sống cổ là trình bệnh lý ở các đốt sống cổ, bắt đầu bằng những hiện tượng hư khớp ở các diện thân đốt, vùng đĩa liên đốt tới các màng hay ở dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ, khi vận động vùng cổ.
Theo các chuyên gia, thoái hóa đốt sống cổ có thể gây ra nhiều biến chứng như sau:
Chèn ép rễ thần kinh
Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây tổn thương các đốt sống, đĩa đệm vùng cổ từ đó chèn ép lên các rễ thần kinh cột sống hay còn gọi là bệnh rễ tủy cổ. Tình trạng này dẫn đến 1 loạt các triệu chứng như ngứa, tê vùng cánh tay, ngoài ra còn khiến chức năng vùng cánh tay bị yếu đi, việc điều khiển cơ thể trở nên khó khăn hơn bình thường; nguy hiểm hơn có thể gây suy yếu cơ bắp, teo cơ, mất khả năng kiểm soát bàng quang và ruột.
Theo các chuyên gia, việc xảy ra tình trạng thoái hoá đốt sống cổ số C6, khiến các rễ thần kinh xung quanh bị ảnh hưởng, chèn ép sẽ khiến các cơn đau nhức lan dọc theo vùng xương bả vai, lan xuống từng chi tay. Thoái hoá đốt sống cổ số C7 sẽ gây tình trạng đau nhức dọc theo xương bả vai và nách tới ngón giữa.
Chứng hẹp ống sống
Thoái hóa đốt sống cổ nguy hiểm có thể làm cấu trúc đốt sống thay đổi dẫn tới gai xương, cản trở vùng khoảng trống xung quanh tủy sống, thu hẹp không gian tủy sống, tình trạng này được gọi là chứng hẹp tủy sống hay hẹp ống sống (Spinal stenosis)
Trong hẹp ống sống cổ do thoái hóa, tỉ lệ bị bệnh lí tủy cao hơn so với những TH thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Ở nhóm này, biểu hiện nổi bật thường là tê và yếu liệt. Tê thường bắt đầu ở vùng thân mình, đặc biệt ở vùng bụng trước, sau đó là hai chân và hai tay.
Chân có biểu hiện yếu trước hai tay làm cho người bệnh hay bị rớt dép hoặc dễ vấp ngã. Khi cơ thể yếu nhiều, có thể thấy các thớ cơ rung lên mỗi khi đụng vào. Khi bệnh nặng, người bệnh thường đi lại khó khăn, 2 tay cũng không còn làm việc bình thường được nữa, tiểu khó và thường bị táo bón, hay cảm thấy thiếu hơi hoặc khó thở.
Bại liệt vĩnh viễn
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm làm chèn ép rễ thần kinh, tủy sống. Tình trạng này thường xuyên kéo dài không được điều trị sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của bệnh nhân, nguy hiểm nhất có thể gây bại liệt vĩnh viễn.
Trong một số trường hợp phẫu thuật có lẽ là biện pháp duy nhất để điều trị cũng như giảm thiểu áp lực phục hồi một số chức năng của cột sống. Tuy nhiên phẫu thuật nó như một con dao 2 lưỡi, những biến chứng hay rủi ro trong quá trình phẫu thuật cũng không phải không có.
Do vậy, việc phòng bệnh cũng như phát hiện và chữa bệnh kịp thời là điều rất cần thiết. Bên cạnh việc chữa thoái hóa đốt sống cổ theo Y học hiện đại, thì ngày nay rất nhiều bệnh nhân lựa chọn phương pháp điều trị bằng các sản phẩm Y học cổ truyền do lành tính và mang lại hiệu quả cao.
Thoái hóa đốt cột sống có chữa được không?
Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh thường gặp trong cuộc sống hiện đại, thuộc nhóm thoái hóa hệ thống xương cột sống. Người bệnh thường cảm nhận cổ bị cứng, đau khi xoay cổ, có thể lan xuống vai, các khớp cổ và vai hay đau đầu không rõ nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ không dùng thuốc
Theo b.s Wade Brackenbury cho biết: “Điều trị thoái hóa đốt sống cổ càng sớm thì cơ hội phục hồi sẽ càng cao. Các giải pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ phổ biến hiện nay thì trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp điều trị bảo tồn –phương pháp điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ không dùng thuốc được các chuyên gia y tế đánh giá cao”
Do thoái hóa là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể nên không thể đảo ngược các thương tổn hay điều trị khỏi vĩnh viễn. Tuy vậy, sử dụng các sản phẩm giúp tái tạo xương khớp, các bài tập vật lý trị liệu hay phục hồi chức năng có thể làm chậm quá trình thoái hóa, giúp người bệnh giảm nhẹ các cơn đau nhức.
Người bệnh nên tránh làm việc trước màn hình máy tính, xem tivi liên tục trong thời gian dài, không nên đeo, đội vật nặng trên đầu. Nhiều người bệnh khi cảm thấy mỏi cổ có thói quen vặn, bẻ cổ đột ngột để đỡ mỏi mà không biết rằng những động tác này có thể làm tăng thoái hoát đốt sống cổ.
Khi ngủ cần tránh nằm sấp bởi có thể sẽ khiến cổ bị gập và nên lưu ý chuyển mình, tránh chỉ nằm một hoặc hai tư thế có thể gây trẹo cổ.
Ngoài ra người bệnh có thể phòng và chữa thoái hóa đốt đống cổ bằng xoa bóp, thực hiện massage (mát-xa) cổ để giảm đau mỏi cổ. Bệnh nhân có thể dùng tay phải (hoặc tay thuận của mình) tìm đốt sống cổ thứ 7 (là đốt sống cổ to nhất) và day day nhẹ xung quanh.
Các phương pháp tại gia như chườm nóng, xoa bóp nhẹ nhàng, làm mềm da cũng mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, người bệnh nên tuyệt đối tránh các động tác nắn hay vặn mạnh có thể mang lại tác động xấu.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt