Bị thoái hóa đốt sống cổ có nên phẫu thuật không?

Việc điều trị bệnh thoái hóa đốt sống có hiện có nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, phương phương pháp phẫu thuật cũng được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân vẫn băn khoăn liệu bị thoái hóa đốt sống cổ có nên phẫu thuật hay không?

1. Phẫu thuật đốt sống cổ không phải là phương pháp tối ưu

Phẫu thuật là một trong số các phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Phương pháp phẫu thuật áp dụng trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ giúp bệnh nhân nhanh chóng cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể áp dụng cách này, Các bác sĩ nhận định bệnh nhân vẫn nên lựa chọn các biện pháp điều trị nội khoa.

Nguyên nhân thứ nhất do chứng thoái hóa cột sống là căn bệnh mãn tính hiện chưa có thuốc điều trị. Phương pháp phẫu thuật hiện không thể giải quyết triệt để bệnh. Những giải pháp hiện chỉ có tác dụng kiểm soát cơn đau và làm chậm quá trình thoái hóa.

Nguyên nhân thứ hai do khu vực đốt sống cổ, cột sống tập trung nhiều rễ dây thần kinh. Chúng liên quan tới hoạt động của các bộ phận khác trên cơ thể. Chỉ thao tác kém chuẩn xác cũng làm ảnh hưởng tới vận động toàn thân. Do đó, các biện pháp can thiệp ngoại khoa thường phức tạp và đòi hỏi chuyên môn cao.

2. Người bị thoái hóa đốt sống cổ khi nào cần phẫu thuật?

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ là thuốc tiêm, thuốc uống, vật lý trị liệu, … Trong đó, phương pháp mổ được đánh giá cho hiệu quả dứt điểm. Tuy vậy không phải ai cũng có thể thực hiện phương pháp này. Chúng được chỉ định sử dụng trong các trường hợp là:

Bệnh nhân gặp phải các cơn đau quá mức khiến vùng cổ của họ không thể cử động được. Phương pháp phẫu thuật hiện được sử dụng nhằm giảm mức độ chèn ép lên các dây thần kinh tủy sống và các rễ thần kinh.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ khiến cổ đau nhức. Khu vực chân tay thường xuyên đau mỏi, rối loạn chức năng. Lúc này cần thực hiện phẫu thuật gấp để giúp phục hồi chức năng hai chi.

Phần tủy ở cổ bị chèn ép khiến 2 cánh tay tê liệt. Tình trạng này kéo dài còn dẫn tới tình trạng tiểu tiện không kiểm soát được và rối loạn chức năng sinh lý.

Gây tổn thương dây thần kinh do dây thần kinh chèn ép từ cổ tới cánh tay, bàn tay và các ngón tay. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực phẫu thuật điều trị bị thoái hóa đốt sống cổ để không làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác.


Người bị thoái hóa đốt sống cổ sẽ thực hiện phương pháp mổ khi bệnh đã nặng

3. Các phương pháp phẫu thuật cho người bị thoái hóa cột sống cổ

Hiện nay có 2 phương pháp phẫu thuật đốt sống cổ bao gồm 2 dạng là mổ kín (nội soi) và mổ hở. Trong khi thực hiện một trong 2 phương pháp này, các bác sĩ sử dụng những công cụ hỗ trợ khác nhau. Điều này mang tới các hiệu quả điều trị khác nhau. Tùy thuộc từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ quyết định tiến hành phương pháp mổ nào.

Phương pháp mổ nội soi được đánh giá an toàn cao hơn so với phương pháp mổ hở. Chúng không chỉ đảm bảo hơn về thẩm mỹ mà còn thể hiện ở mức độ tác động đến những vùng phụ cận. Chúng cũng liên quan tới các biến chứng sau phẫu thuật. So với mổ hở, mổ nội soi có tác động chính xác hơn, ít tổn thương tới các vùng liên quan hơn. Mặt khác, hầu như những trường hợp mổ nội soi hiện nay đều nhanh lành hơn so với mổ hở.

Tuy nhiên để thực hiện được phương pháp mổ nội soi cho người bị thoái hóa đốt sống cổ. Ngoài sử dụng thiết bị hiện đại đòi hỏi bác sĩ cần có chuyên môn tốt. Chi phí thực hiện phương pháp này cũng không hề rẻ lên đến hàng trăm triệu. Không phải ai cũng có đủ điều kiện kinh tế để thực hiện.

Kỹ thuật mổ thoái hóa đốt sống cổ hiện nay cũng được chia theo cơ chế tác động tới vị trí tổn thương. Các loại cơ chế tác động phổ biến gồm: cố định cột sống thắt lưng, bắt vít qua da và thay đĩa đệm nhân tạo.

4. Những lưu ý cho bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ sau phẫu thuật

Thay vì thắc mắc có nên phẫu thuật thoái hóa đốt sống cổ hay không, bạn hãy quan tâm nhiều hơn tới các lưu ý sau khi thực hiện biện pháp điều trị này. Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, đúng cách sẽ góp phần rất quan trọng để mau lành vết mổ. Đồng thời, chúng cũng giúp bệnh nhân hạn chế thấp nhất những biến chứng sau phẫu thuật.

4.1. Chế độ ăn uống sau phẫu thuật

Bệnh nhân sau khi điều trị thoái hóa đốt sống cổ nên sử dụng các thực phẩm dễ tiêu hóa. Bạn cần hạn chế tới mức tối đa các nhóm thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ. Ngoài xây dựng chế độ ăn uống với nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, bạn cần bổ sung các loại vitamin và khoáng chất. 

Nhóm vitamin D, K, C và canxi là nhóm thực phẩm vô cùng quan trọng để người bị thoái hóa đốt sống cổ nhanh chóng bình phục. Ngoài ra, sau mổ bạn cần kiêng các thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc dễ hình thành sẹo lồi trên cơ thể. Cụ thể nên tránh ăn nếp, thực phẩm lên men, hải sản, rau muống ,… 

Chế độ ăn uống khoa học với nhiều rau xanh, khoáng chất giúp bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ nhanh phục hồi

4.2. Chế độ sinh hoạt hàng ngày

Bệnh nhân sau khi thực hiện điều trị thoái hóa đốt sống cổ cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định bác sĩ. Đặc biệt với các bệnh nhân cần giữ cột sống cố định. Khi nghỉ ngơi, bạn nên tránh việc nằm đệm quá mềm hoặc không nằm võng. Thông thường trong tháng đầu sau mổ, bạn nên hạn chế tuyệt đối việc tác động đến vết thương và chú ý vệ sinh sạch sẽ.

Sau khi vết mổ đã lành, bạn hãy tự thực hiện một sống các sinh hoạt cá nhân. Tuy nhiên thời gian này bạn cũng cần nghỉ ngơi nhiều. Tuyệt đối tránh các va chạm, ngồi sai tư thế hoặc mang vác nặng. Thời gian sau 3 tháng sau mổ không được quan hệ tình dục.

Ngoài ra, người bị thoái hóa đốt sống cổ sau mổ cần đặc biệt chú ý tới sức khỏe của mình, nhất là mức độ phục hồi chỗ vết thương sau phẫu thuật. Khi cơ thể có những biểu hiện bất thường, bạn cần nhanh chóng liên hệ ngay với bác sĩ. Khi muốn thực hiện vật lý trị liệu rút ngắn thời gian lành bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia về thời điểm, cách thực hiện cũng như cường độ vận động thích hợp.

Người bị thoái hóa đốt sống cổ có nhiều phương pháp điều trị, trong đó phẫu thuật được thực hiện khi bệnh đã nặng. Phương pháp phẫu thuật có mức chi phí cao, bệnh nhân cần lưu ý về điều kiện kinh tế trước khi thực hiện phương pháp này.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7