Cách điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả

Viêm khớp dạng thấp là bệnh thấp khớp mạn, tự miễn và xuất hiện nhiều ở nữ giới. Triệu chứng chữa bệnh viêm khớp dạng thấp và cách điều trị viêm khớp dạng thấp thế nào để hiệu quả? Hãy tìm hiểu nhé.

1. Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến biến chứng nếu không điều trị kịp thời
Viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến biến chứng nếu không điều trị kịp thời

Viêm khớp dạng thấp là bệnh thấp khớp, tự miễn (là bệnh mà hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại các mô chính của cơ thể mình). Chính vì điều này mà nhiều người không hề biết mình bị thấp khớp và lầm tưởng với chấn thương.

Bệnh diễn biến phức tạp và có nhiều mức độ đau khác nhau. Nếu bệnh nhân không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tàn phế. Do đó, ngay từ đầu, bệnh nhân cần tìm các biện pháp điều trị hữu hiệu để làm chậm tiến triển của bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.

2. Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp

Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường cảm thấy đau khớp nhỏ, riêng lẻ và không có cảm giác đau nhức quá và không đau lan rộng. Do đó, nhiều người bệnh chủ quan và cho rằng mình bị chấn thương mà không thăm khám kịp thời.

Các chỗ đau có thể là ở khớp ngón tay, cổ tay, bàn tay, mắt cá chân, bàn chân. Khi bệnh tiến triển, bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhức các khớp vai, khuỷu tay, đầu gối, hông, xương hàm, cổ. Vì vậy, bệnh nhân cần lưu ý các triệu chứng sau:

  • Cảm thấy cứng khớp khoảng 30 phút vào buổi sáng.
  • Khi chạm vào các vị trí khớp tay, chân sẽ cảm thấy đau và sưng đỏ.
  • Sưng nóng đỏ ít nhất 3 nhóm khớp: ngón tay gần, bàn ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, gối, cổ chân, bàn ngón chân.
  • Sưng khớp đối xứng và có hạt dưới da.
  • Khi vận động, các khớp có tiếng kêu và bệnh nhân rất sợ gió lạnh. Do khi có gió sẽ cảm thấy các khớp đau nhức hơn.

3. Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp

Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp có thể do tuổi tác
Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp có thể do tuổi tác

Phần lớn nguyên nhân của viêm khớp dạng thấp đến từ:

  • Do vi khuẩn, virus.
  • Tuổi tác cũng là nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, hiện nay bệnh ngày càng trẻ hóa và xảy ra nhiều ở nữ giới.
  • Bệnh do di truyền và chiếm đến 60 – 70% tỉ lệ người mắc bệnh do di truyền.
  • Sau khi bị sang chấn, cơ thể suy yếu, sinh đẻ, lạnh ẩm kéo dài cũng gây viêm khớp dạng thấp.

4. Điều trị viêm khớp dạng thấp

4.1. Chữa viêm khớp dạng thấp theo Tây y

Điều trị viêm khớp dạng thấp theo Tây y thường dùng thuốc kháng viêm giảm đau, kháng viêm nhanh hoặc tiêm corticoid trực tiếp vào chỗ khớp bị đau hoặc sưng. Tuy nhiên sau khi ngưng thuốc thì triệu chứng lại xuất hiện, buộc người bệnh phải dùng liên tục trong thời gian dài. Do đó, nếu hỏi viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không nếu dùng thuốc Tây thì câu trả lời là không. Có chăng thuốc sẽ làm giảm bệnh nhưng tác dụng phụ cũng rất đáng ngại. Cụ thể, người bệnh sẽ dễ bị béo phì (do giữ nước), bị teo cơ, loãng xương, giòn xương… Chưa kể, các nhóm thuốc kháng viêm không steroid rất có hại cho dạ dày, tổn thương đường tiêu hóa, gây viêm loét, thủng tá tràng… Một số khác có thể gây biến chứng tiểu đường, tổn thương đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể như tim mạch, gan, thận và gây rối loạn đông máu. Do đó, trước khi điều trị bệnh, người bệnh cần thận trọng đi đến các bác sĩ chuyên khoa khám để xác định mức độ bệnh mà điều trị theo đúng phác đồ:

Điều trị viêm khớp dạng thấp theo Tây y thường dùng thuốc kháng viêm giảm đau, kháng viêm nhanh
Điều trị viêm khớp dạng thấp theo Tây y thường dùng thuốc kháng viêm giảm đau, kháng viêm nhanh
  • Giai đoạn 1: Khi bệnh còn nhẹ, lượng khớp bị viêm dạng thấp còn ít, chỉ cần dùng Aspirin, Chloroquine…
  • Giai đoạn 2: Số khớp viêm tăng lên và gây hạn chế vận động nên phải dùng thuốc trong giai đoạn 1 kết hợp với thuốc chống viêm như nonsteroid hoặc thuốc chứa corticoid nhưng ở liều trung bình.
  • Giai đoạn 3: Lúc này bệnh nặng hơn, ít hoặc mất luôn khả năng vận động nên phải dùng đến thuốc: corticoid liều cao; thuốc D-Penicilamina, Methotrexate, Cyclophosphamide…

Ngoài ra, có thể phải điều trị chỉnh nẹp chỉnh hình trong trường hợp biến dạng khớp hoặc phẫu thuật nếu tràn dịch khớp.

4.2. Phẫu thuật

Nếu việc chỉ định thuốc không đem lại hiệu quả mong muốn, bệnh nhân buộc phải làm phẫu thuật để sửa khớp hay giảm đau.

5. Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không?

Viêm khớp dạng thấp là dạng viêm khớp đặc biệt. Đó là bệnh mãn tính và tự miễn do nguyên nhân chính gây bệnh là do yếu tố “thấp” gây ra. Yếu tố thấp là một nhóm Globulin miễn dịch có trong dịch khớp của người bệnh, chúng ngưng kết với Globulin IgG và yếu tố “thấp” cũng được tạo ra từ đó. Khi các đại thực bào trong cơ thể hoạt động quá mức để phản “phản vệ” trước yếu tố “thấp” này nó sẽ gây ra viêm khớp dạng thấp. Đó là lý do vì sao người ta gọi viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn.

Rất nhiều bệnh nhân sau thời gian điều trị rất băn khoăn muốn biết viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không vì không thấy kết quả khả quan. Xin thưa ngay rằng một khi bệnh được gọi là bệnh tự miễn thì không có thuốc nào có thể chữa khỏi. Thuốc dùng để điều trị bệnh chỉ có tác dụng tác động trực tiếp đến triệu chứng, làm bệnh thuyên giảm theo thời gian để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm chứ không chữa khỏi. Có chăng một số thuốc hỗ trợ có thể khôi phục lại khớp bị tổn thương và làm giảm đau đớn cho bệnh nhân. Nói cách khác, bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp sẽ phải sống chung với bệnh suốt đời.

6. Biến chứng nguy hiểm của viêm khớp dạng thấp

Vì sao việc điều trị viêm khớp dạng thấp lại phải tiến hành càng sớm càng sớm càng tốt? Đơn giản vì chỉ cần để bệnh tiến triển lâu trong khoảng 10 năm tới, các biến chứng của viêm khớp dạng thấp sẽ rất nguy hiểm:

  • Mất khả năng lao động: Một khi bị cứng khớp, người bệnh sẽ không thể làm được bất cứ việc gì, kể cả chuyện đi lại. Chưa kể, khi bị viêm khớp, người bệnh sẽ rất mệt mỏi, chán ăn, giảm cân nhanh, suy nhược, mất sức đề kháng…. nên rất khó để lao động như một người bình thường.
  • Nguy cơ tàn phế: Sau 10 năm phát bệnh, có khoảng 89% bệnh nhân bị viêm đa khớp dạng thấp bắt đầu cứng khớp, không thể cầm nắm hoặc đi lại. Thậm chí với các biến chứng xuất hiện khi bệnh tăng dần có thể dẫn đến dính khớp, teo cơ hoặc biến dạng gây tàn phế.
  • Ảnh hưởng đến tim có thể gây tử vong: Nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở những người bị viêm khớp dạng thấp cao gấp 4 lần so với người thường. Một số nghiên cứu cũng cho thấy có đến 30% bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp có biến chứng tim mạch và 50% trong số đó có nguy cơ tử vong.
  • Ảnh hưởng đến phổi đe dọa sức khỏe: Nguy cơ gây bệnh phổi, xơ phổi, tràn dịch màng phổi… ở những người viêm khớp dạng thấp rất cao do ảnh hưởng đến các bộ phận trong phổi.
  • Gây khó thụ thai: Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh viêm khớp cao gấp 2-3 lần so với nam giới và trong một nghiên cứu chuyên ngành cho biết, có đến 25% phụ nữ viêm khớp dạng thấp rất khó để thụ thai thành công.

7. Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì?

Người bệnh nên bổ sung chế độ ăn giàu canxi và vitamin D để xương chắc khỏe và nhanh phục hồi. Các loại thực phẩm quen thuộc như rau xanh, cá trứng đều rất tốt cho người bệnh. Bên cạnh những thực phẩm tốt cho cơ thể, người bệnh nên kiêng:

  • Viêm khớp dạng thấp nên kiêng các hải sản vỏ cứng
  • Không ăn quá nhiều đạm, muối, hải sản vỏ cứng vì sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
  • Không uống rượu bia thuốc là vì nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tình trạng viêm khớp dạng thấp ngày càng nặng do liên quan đến hút thuốc lá.
Ngoài việc ăn uống, bệnh nhân cũng cần quan tâm đến lối sống, vận động để hỗ trợ bệnh mau khỏi
Ngoài việc ăn uống, bệnh nhân cũng cần quan tâm đến lối sống, vận động để hỗ trợ bệnh mau khỏi
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái vì lo lắng quá cũng làm tăng nguy cơ viêm khớp dạng thấp, bệnh thúc đẩy nhanh hơn.
  • Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng về khớp giúp giảm đau và thúc đẩy quá trình lành bệnh.
  • Tránh làm việc nặng nhọc vì gây tổn thương khớp.

Với những thông tin về viêm khớp dạng thấp và cách điều trị hiệu quả hiện nay ở trên, chúc các bạn tìm được phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất cho mình nhé.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7