Cách nhận biết gai cột sống và cách chữa trị dứt điểm
Gai cột sống đang là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Bệnh chủ yếu là nam giới và người lớn tuổi mắc phải. Nhưng có xu hướng gia tăng ở giới trẻ, do thói quen sinh hoạt và cách ăn uống không lành mạnh gây nên. Vậy những dấu hiệu nào để bạn nhận biết được căn bệnh gai cột sống và cách chữa trị dứt điểm? Hãy cùng giải đáp thắc mắc trên và tìm ra cách chữa trị gai cột sống hiệu quả.
Nội dung bài viết
1. Khái niệm cơ bản về bệnh gai cột sống
Gai cột sống hay còn có tên gọi khác là thoái hóa cột sống, là các xương mọc chìa ra bên ngoài và ở hai phần bên cột sống. Nguyên nhân gây ra gai cột sống là do bắt nguồn từ các tình trạng viêm khớp, viêm gân, sự lắng đọng canxi ở các dây chằng hay do các chấn thương lúc làm việc. Các trường hợp mắc bệnh gai cột sống nhiều nhất ở các vị trí cổ và lưng (hay còn gọi là gai cột sống cổ và gai cột sống lưng).
Gai cột sống là căn bệnh không quá nguy hiểm nếu chúng ta phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, thì những biến chứng mà gai cột sống mang lại là: khiến bệnh nhân đau nhức ở các vùng: thắt lưng, vai,cổ, tê bì chân tay hoặc nghiêm trọng có thể dẫn đến bại liệt,…
Bệnh gai cột sống phần lớn sẽ không có các triệu chứng, dấu hiệu cụ thể và rõ ràng để có thể nhận biết. Tuy nhiên, khi chúng ta hoạt động sẽ có cảm giác đau nhói do các gai cọ xát với xương và các vùng khác. Đặc biệt, là rễ thần kinh thì sẽ gây đau vai, đau thắt lưng hoặc tê tay ở người bệnh.
2. Cách nhận biết bệnh gai cột sống và cách chữa trị dứt điểm
Những dấu hiệu nhận biết bệnh gai cột sống thường gặp
- Cơ bắp ở 2 phần tay và chân có thể yếu đi rõ rệt.
- Mất kiểm soát trong việc tiểu tiện hoặc đại tiện (thường trong trường hợp nghiêm trọng).
- Rối loạn thần kinh thực vật như trong các phản xạ tự động rối loạn, tăng sự tiết mồ hôi hay suy giảm hô hấp hoặc biến chứng tăng huyết áp,…).
- Ở phần cuối cột sống và các vùng liên quan có hiện tượng mất cảm giác.
- Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể gặp phải những cơn đau tê ở hai tay và đau ở vị trí lưng dọc xuống hai chân hoặc ở cổ.
- Đau ở vùng cổ, thắt lưng đặc biệt trong các hoạt động đứng hoặc di chuyển… Cơn đau sẽ tăng khi vận động và sẽ giảm đau khi nghỉ ngơi một thời gian.
- Tê hoặc ngứa ran ở cánh tay, thậm chí lan xuống các ngón tay.
- Đau nửa đầu, đau buốt lên đỉnh đầu.
- Một số khác thường chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, mất ngủ.
Cách điều trị gai cột sống hiệu quả, nhiều người lựa chọn
Bài tập trị liệu vật lý:
Vật lý trị liệu là phương pháp không cần dùng đến thuốc để chữa bệnh. Chỉ sử dụng các yếu tố vật lý để tác động lên con người như: cho dòng điện chạy qua cơ thể,… Với các liệu trình này, sẽ giúp ngăn cản sự phát triển của gai xương. Làm bệnh nhân có cảm giác khỏe hơn sau mỗi lần điều trị.
Thuốc Tây:
Nếu bệnh gai cột sống gây nên triệu chứng sưng, viêm tại cột sống. Bệnh nhân cần phải uống thuốc theo chỉ dẫn và thực hiện chườm lạnh để giảm bớt cơn đau. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau hoặc kháng viêm, để giảm bớt những cơn đau cấp tính. Bên cạnh đó, thuốc giãn cơ và tiêm cạnh cột sống bằng việc sử dụng thuốc chống viêm là điều không thể thiếu trong quá trình điều trị bằng thuốc.
- Thuốc giảm đau và kháng viêm (không cần đơn thuốc): Paracetamol hay Ibuflophen…
- Thuốc giãn cơ, dịu cơn đau dữ dội nhanh chóng: Mydocalm, Myonal, Decontractyl…
- Các loại vitamin B1, B12,… sẽ có công dụng hỗ trợ phục hồi nhanh chóng sau những cơn đau.
Thuốc Nam:
Kết hợp phương pháp vật lý trị liệu và bài thuốc Đông y: Bằng cách sử dụng nhiều vị thảo dược, và các loại lá cây, nguyên liệu từ thiên nhiên kết hợp thành bài thuốc chữa gai cột sống hiệu quả. Với phương pháp này, có thể điều trị căn bệnh gai cột sống tại nhà, vô cùng tiện lợi và hiệu quả như mong đợi. Ngoài ra, để đẩy nhanh thời gian điều trị và hiệu quả điều trị cần phải bổ sung thêm các phương pháp và liệu trình khác.
- Điều trị gai cột sống bằng ngải cứu: lá ngải cứu đem đi rửa sạch, để ráo rồi giã nhỏ. Dấm đun sôi trên bếp. Khi sử dụng, dùng khăn quấn lá ngải cứu giã nát cùng với dấm đun nóng, chườm lên sống lưng, nơi có gai. Nhưng phải sử dụng khi nóng, không được để nguội, có thể ngâm nóng nước để giữ nhiệt.
- Điều trị gai cột sống bằng bưởi: trộn đều hỗn hợp gồm lá ngải cứu, chanh và vỏ bưởi. Sau đó, đem hỗn hợp trên đi sao vàng rồi đi phơi thật khô. Tiếp theo, lấy hỗn hợp đã phơi khô đi ngâm chung với rượu trắng và đường. Hoàn thành và sử dụng mỗi ngày một ly nhỏ. Sau một thời gian bệnh gai cột sống sẽ dần được cải thiện.
3. Các biện pháp phòng chống bệnh gai cột sống
- Khi hoạt động hay những tư thế đi, đứng, nằm, ngồi đúng tư thế. Tránh việc sai tư thế quá lâu ảnh hưởng xấu đến cột sống.
- Chế độ dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng và cần thiết. Cần chọn các loại thực phẩm tốt cho bệnh như: giàu canxi, omega 3, vitamin… Và cần tránh những thực phẩm thịt đỏ, nhiều chất bảo quản dễ gây tăng cân và mỡ trong máu,… để bảo vệ sức khỏe.
- Cần tập luyện, vận động nhẹ nhàng. Tránh mang vác các vật nặng quá sức.
- Khi đi ngủ nên sử dụng các loại nệm có độ mềm mại, không nằm trên những đồ quá cứng, gây đau lưng và cảm giác không được thoải mái.
- Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá,…là những thứ không lành mạnh đối với sức khỏe con người.
- Hạn chế sử dụng thịt đỏ dễ gây nên viêm nhiễm xương, khớp và tăng nguy cơ cholesterol trong máu. Gây ra các bệnh về tim mạch, tiểu đường.
- Nên ăn những thực phẩm xanh, lành mạnh sẽ giúp cho quá trình cải thiện sụn, khớp phát triển, nhanh chóng phục hồi tổn thương.
Thông qua những chia sẻ về dấu hiệu nhận biết bệnh gai cột sống và cách chữa trị bên trên. Hy vọng các bạn có thêm cho mình những thông tin mới cũng như những phương pháp điều trị phù hợp để có thể cải thiện sức khỏe cho bản thân, người nhà và bạn bè biết cách phòng ngừa bệnh gai cột sống này.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt