Lý do bị thoái hóa đốt sống cổ và cách chữa bệnh an toàn

Bên cạnh thoái hóa cột sống thắt lưng, ngày càng nhiều đối tượng bị thoái hóa đốt sống cổ do các nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Tùy vào mỗi mức độ mà bệnh có triệu chứng nhận biết khác nhau. Vậy căn bệnh này có chữa hết không? Nên chọn cách chữa nào  và chế độ dinh dưỡng ra sao để đảm bảo điều trị bệnh an toàn?

Đối tượng bị thoái hóa đốt sống cổ thường là người làm việc văn phòng
Đối tượng bị thoái hóa đốt sống cổ thường là người làm việc văn phòng

1. Lý do nhiều người bị thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xuất hiện khi các đốt sống ở vùng cổ bị lão hóa, xơ hóa hoặc chèn ép dây thần kinh. Nếu như trước đây bệnh thường xuất hiện ở người lớn tuổi thì ngày nay bệnh có xu hướng trẻ hóa do nhiều nguyên nhân gây ra. 

Đây là căn bệnh rất phổ biến, bất kể nam nữ ai cũng mắc phải. Thế nhưng, bệnh diễn tiến từ từ rất khó xác định từ sớm nên ít người biết mình mắc bệnh mà vẫn sinh hoạt, hoạt động như bình thường. Một trong những tác nhân gây ra bệnh thường là do: 

  • Tuổi tác: Người lớn tuổi, xương bị yếu, loãng xương sẽ dẫn tới thoái hóa sụn và xương ở đốt sống cổ. 
  • Hoạt động sai tư thế: Vặn, xoay, cúi, ngửa cổ quá mạnh hoặc giữ cổ một tư thế quá lâu. 
  • Người ít vận động, thường xuyên sử dụng máy tính hoặc điện thoại di động nhiều. Thường gặp ở đối tượng nhân viên văn phòng. 
  • Ngồi hoặc ngủ tư thế không phù hợp cũng ảnh hưởng tới đốt sống cổ, lâu dần gây thoái hóa. 
  • Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng, ăn uống thiếu chất (canxi,vitamin, magie,…) cũng là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này. 
Ăn uống thiếu chất ảnh hưởng tới đốt sống cổ và sức khỏe giảm sút

2. Triệu chứng nhận biết bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Người mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ giai đoạn đầu rất khó nhận biết bệnh do triệu chứng chưa xuất hiện. Khi bệnh tiến triển sẽ để lại những dấu hiệu sau: 

  • Đau nhức cổ thường xuyên: Cảm giác đau nhức xung quanh vùng đốt sống cổ diễn ra âm ỉ và kéo dài khoảng 1 – 2 tiếng rồi giảm dần. Sau đó, triệu chứng này tiếp tục lặp lại mỗi ngày. 
  • Vận động đốt sống cổ khó khăn, do có cảm giác vướng víu, vẹo cổ hoặc quá đau khi thay đổi tư thế cổ. 
  • Mỗi sáng thức dậy, bạn thường thấy sau gáy bị tê cứng, nhức mỏi. Kèm theo dấu hiệu đau khi hắt hơi hoặc ho nhẹ. 
  • Hai bên bả vai và cánh tay có cảm giác tê liệt hoặc mất cảm giác, khiến người bệnh thao tác kém linh hoạt. 
  • Các cơn đau diễn ra đột ngột như có luồng điện chạy từ cổ xuống sống lưng. Đây chính là triệu chứng điển hình giúp bạn phát hiện bệnh thoái hóa đốt sống cổ từ sớm và điều trị kịp thời. 
Triệu chứng giúp nhận biết đốt sống cổ bị thoái hóa

3. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ và những biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe

Bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ không chỉ có các triệu chứng đau nhức vùng cổ xuất hiện hàng ngày mà còn để lại biến chứng nguy hiểm: 

3.1. Thoát vị đĩa đệm

Đây là một trong những biến chứng cực kỳ nguy hiểm mà bất kể đối tượng nào cũng mắc phải khi bị thoái hóa đốt sống cổ. Do các tủy sống và các dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày, làm giảm khả năng hoạt động của cơ xương khớp. 

Bên cạnh đó, khi bệnh phát triển mạnh thường gây trở ngại trong điều trị. Thậm chí để lại biến chứng bại liệt toàn thân nếu chữa không đúng cách. 

3.2. Hẹp ống sống cổ

Vùng đốt sống cổ bị thoái hóa, tạo điều kiện cho gai xương cột sống phát triển và lan rộng ra vùng cơ xương xung quanh. Tình trạng này tiếp diễn làm cho không gian tủy sống bị thu nhỏ, gây hẹp ống sống cổ. 

Biến chứng này cực kỳ nguy hiểm, nếu không điều trị sớm sẽ kéo theo các triệu chứng: Nhức mỏi toàn thân, tê bì chân tay, mất khả năng vận động,…

4. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có chữa được không? Cách chữa bệnh nào hiệu quả? 

Theo các chuyên gia y tế, bệnh thoái hóa vùng đốt sống cổ hoàn toàn có thể chữa khỏi dứt điểm. Trong trường hợp bệnh nhân phát hiện triệu chứng ban đầu và mức độ bệnh còn nhẹ sẽ có khả năng chữa hết 100%. Hiện nay, các bệnh viện áp dụng những phương pháp sau nhằm giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng: 

Phương pháp điều trị cho người bị thoái hóa đốt sống cổ
Phương pháp điều trị cho người bị thoái hóa đốt sống cổ

4.1. Điều trị bệnh bằng thuốc Tây y

Đây là phương pháp điều trị vùng đốt sống cổ bị thoái hóa ở mức độ nhẹ và bệnh chưa để lại biến chứng. 

Khi thăm khám và tìm được nguyên nhân, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân. Tuy nhiên, vẫn chưa có thuốc đặc trị căn bệnh này, người bệnh cần kết hợp các phương pháp điều trị khác nhau để có kết quả cao. 

4.2. Phương pháp vật lý trị liệu

Phương pháp giúp phục hồi chức năng, kiểm soát các cơn đau và ngăn ngừa biến chứng mà không cần phải phẫu thuật. 

Khi lựa chọn cách này, người bệnh sẽ tham gia các bài luyện tập dành riêng cho đối tượng bị thoái hóa đốt sống cổ. Mỗi bài tập được chỉ dạy và giám sát bởi chuyên viên y tế có chuyên môn. 

Bên cạnh đó, phương pháp này phù hợp với mọi đối tượng và mức độ bệnh nhẹ. Thế nhưng, người bệnh cần chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện vật lý trị liệu an toàn. Bởi chỉ một sai sót nhỏ trong quá trình điều trị có thể gây tác dụng ngược. 

4.3. Phẫu thuật

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng phẫu thuật rất ít khi được bác sĩ chỉ định. Biện pháp cuối cùng này chỉ áp dụng cho tình trạng đốt sống cổ bị thoái hóa nặng. Phương pháp này được khuyến cáo dành cho bệnh nhân từng dùng thuốc Tây điều trị khoảng 3 tháng hoặc vật lý trị liệu nhưng không có kết quả. 

5. Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ bệnh nhân điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Ngoài thực hiện ba phương pháp kể trên, để điều trị bệnh mang lại kết quả cao, bệnh nhân nên chú trọng chế độ dinh dưỡng khoa học. Dưới đây là danh sách nhóm thực phẩm nên ăn thường xuyên: 

Cung cấp dinh dưỡng khoa học để ngăn ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ

5.1. Các loại cá giàu omega 3

Thực đơn dành cho người bệnh thoái hóa đốt sống cổ khuyến khích bổ sung các loại cá giàu axit béo không bão hòa như: Cá thu, cá hồi, cá trích, cá cơm hoặc hàu, dầu gan cá,… Bởi thực phẩm này có khả năng chống viêm, giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng. 

5.2. Các sản phẩm từ sữa

Bổ sung các loại: Sữa bò, phô mai, pho mát để cung cấp vitamin D và canxi giúp xương chắc khỏe. Đồng thời hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào xương và các mô cơ, giúp đốt sống cổ được khỏe mạnh, làm chậm khả năng lão hóa sớm. 

5.3. Các loại hạt dinh dưỡng

Các loại hạt dinh dưỡng chứa chất đạm, giàu canxi, khoáng chất và các thành phần kháng viêm rất tốt trong giảm đau, giúp cột sống vững chắc hơn. Chẳng hạn như: Hạt óc chó, hạt lanh, hạt chia, hạt dẻ,…

Bên cạnh đó, bệnh nhân mắc bệnh này nên kiêng các loại thực phẩm: Các món chiên, đồ mặn, đồ ngọt, bánh mì trắng,… để ngăn ngừa đốt sống cổ bị thoái hóa nặng, kéo dài thời gian điều trị. 

Tóm lại, thoái hóa đốt sống có là căn bệnh phổ biến ở mọi đối tượng. Tuy bệnh ít gây nguy hiểm nhưng bạn không nên chủ quan, tránh để đốt sống thoái hóa nặng. Khi thấy bản thân có các dấu hiệu nhẫn biết kể trên, bạn nên tìm tới bệnh viện uy tín để bác sĩ có chuyên môn thăm khám và tư vấn hướng điều trị.

Như vậy, người bị thoái hóa đốt sống cổ thường xuất phát nguyên nhân khác nhau. Bệnh hoàn toàn có thể điều trị và chữa khỏi nếu phát hiện sớm và thực hiện phương pháp phù hợp. 

Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7