Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì, điều trị thế nào?
Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì và điều trị bằng cách nào hiệu quả là vấn đề người bệnh cần quan tâm. Chế độ ăn uống là một phần hỗ trợ quá trình chữa bệnh. Và muốn khỏi bệnh bạn cần có một giải pháp điều trị toàn diện làm chậm quá trình lão hóa, tái tạo xương khớp, đẩy lùi triệu chứng, tốt cho cơ thể.
Nội dung bài viết
1. Dinh dưỡng cho người bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ thì việc chọn lựa những loại thực phẩm hữu ích là vô cùng quan trọng. Sau đây là những thực phẩm có lợi cho người bị thoái hóa đốt sống cổ được các bác sĩ khuyến khích bổ sung vào khẩu phần ăn.
1.1. Omega-3 có tác dụng hiệu quả với người bị thoái hóa đốt sống cổ
Omega-3 có tác dụng kháng viêm, giảm đau hiệu quả đối với người bị mắc các bệnh về xương khớp, thoái hóa đốt sống cổ. Bên cạnh đó, omega-3 còn giúp ngăn ngừa tình trạng cứng khớp, giúp cột sống dẻo dai, hoạt động linh hoạt hơn.
Cá thu, cá mòi, cá hồi… là nhóm cá được các bác sĩ khuyên bổ sung thường xuyên tuần 3 lần vì đây là các loại cá này chứa nhiều omega-3, giúp hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ rất tốt.
1.2. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa là thức uống được yêu thích trong phần lớn các hộ gia đình hiện nay. Trong sữa và các chế phẩm từ sữa thường chứa thêm một hàm lượng lớn vitamin D giúp Canxi được hấp thụ tốt hơn khi vào cơ thể.
Ngoài sữa bò thì người bị thoái hóa đốt sống cổ cũng có thể bổ sung các loại sữa có nguồn gốc từ thực vật như sữa đậu nành, hạnh nhân, óc chó… Bên cạnh đó các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai… cũng rất có lợi cho quá trình điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
1.3. Nên bổ sung thực phẩm giàu canxi
Canxi chính là một thành phần không thể thiếu trong việc tăng cường sức mạnh cho hệ xương khớp, giúp cho hệ xương khớp phát triển và hoạt động ổn định. Việc bổ sung canxi là điều thiết yếu đối với người bị thoái hóa đốt sống cổ.
Bột yến mạch, đậu phụ, hàu… là nhóm thực phẩm giàu canxi mà người bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên ăn hàng tuần.
1.4. Nhóm trái cây và rau củ
Các loại trái cây có hàm lượng vitamin C, chất chống oxy hóa rất lớn giúp làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp. Việc bổ sung trái cây còn giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra mượt mà hơn, tăng cường hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng cho cơ thể. Một số loại quả mà bạn nên ăn thường xuyên mỗi tuần như cam, chuối, quýt, dâu tây…
Kết hợp với nhóm trái cây, người bệnh cũng cần ưu ái lựa chọn nhiều loại rau củ có hàm lượng vitamin K dồi dào như củ cải, bina, bông cái xanh. Theo các chuyên gia, nhóm rau xanh này có tác dụng hiệu quả trong việc nuôi dưỡng sụn khớp trong quá trình bị thoái hóa xương khớp. Bên cạnh đó, việc ăn nhiều rau củ sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn, thanh lọc được cơ thể và có thể kiểm soát cân nặng hiệu quả, tránh tạo áp lực nên xương khớp.
1.5. Nấm là món ăn dành cho người thoái hóa đốt sống cổ
Các dưỡng chất có rất nhiều trong nấm sẽ giúp ngăn chặn quá trình lão hóa, đẩy lùi các ổ viêm trong đốt sống và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Đây là loại thực phẩm mà người thoái hóa đốt sống cổ không thể bỏ qua.
Nấm rơm, nấm mèo, mộc nhĩ hay nấm hương đều giúp giảm bớt được các triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Các món ăn kết hợp từ nấm và rau củ sẽ giúp bữa ăn của bạn thêm hương vị và nhiều dinh dưỡng hơn.
1.6. Bổ sung vitamin từ lòng đỏ trứng
Tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời hoặc từ sữa cũng là cách mà nhiều người áp dụng, tuy nhiên, bạn có thể bổ sung vitamin D bằng các bổ sung thêm các món ăn từ trứng vào thực đơn mỗi tuần. Vitamin D có trong lòng đỏ trứng sẽ giúp cho canxi được hấp thu tốt vào xương để khỏa lấp những tổn thương và khiến cho xương khớp được khỏe mạnh.
Các chuyên gia dinh dưỡng đến từ Hoa Kỳ khuyên rằng, mỗi tuần người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên sử dụng khoảng từ 3 – 4 quả trứng để tốt hơn cho quá trình trị bệnh.
2. Phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Hiện nay, bạn có thể yên tâm vì việc áp dụng các phương pháp y học hiện đại, sẽ giúp chữa bệnh cực hiệu quả. Thông thường người bệnh sẽ được bác sĩ khám và cho thực hiện các xét nghiệm y học, để có phương pháp điều trị bệnh phù hợp và hiệu quả nhất.
Thông thường người bệnh sẽ được điều trị nội khoa, bác sĩ có thể kê đơn dùng một vài loại thuốc phối hợp giúp bổ sung chất nhày cho khớp và làm chậm quá trình khớp bị thoái hóa. Tùy vào từng tình trạng của người bệnh thoái hóa đốt sống cổ mà các bác sĩ sẽ có chỉ định liên quan đến phẫu thuật hay cắt bỏ gai cột sống.
Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn thêm những cách chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ để giúp quá trình điều trị bệnh được hiệu quả hơn:
- Trong cơn đau dữ dội đột ngột, phải tìm cách nằm yên, bất động chỗ đau. Không nên xoa nắn, đấm bóp, kích thích nhiều vào chỗ đau, có thể dùng thêm các thuốc giảm đau và giãn cơ.
- Chế độ ăn uống hợp lý giúp chữa bệnh thoái hóa cột sống: các bạn nên ăn đủ chất như vậy mới giúp cho cơ thể khoẻ và mau hồi phục.
- Nên phối hợp biện pháp điều trị bệnh như dùng thuốc và điều trị vật lý trị liệu như dùng nhiệt, chườm lá ngải cứu, chườm muối nóng, đắp bùn, thuỷ liệu, bơi lội, xoa bóp bấm huyệt.
- Sửa các tư thế xấu trong lao động và sinh hoạt.
- Hạn chế tối đa việc mang, vác, xách, nâng đồ nặng và tránh các động tác đột ngột, sai tư thế.
- Người nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ cao dễ bị thoái hóa như người làm nghề lao động mạnh, người làm công việc văn phòng cần kiểm tra định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh sớm.
- Kiểm soát cân nặng qua chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Để phòng và chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ người bệnh nên nhớ không mang vác quá sức, không nhấc vật quá nặng, tránh những động tác sai tư thế khi bưng, bê, vác, đẩy… tránh tổn thương cột sống. Bên cạnh đó, việc tập thể dục thường xuyên, vừa sức cũng mang lại lợi ích to lớn cho xương khớp.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt