Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa khi bị đau vai gáy
Đau vai gáy liên tục, đau khi ấn hoặc sờ vào vùng cổ, cứng khớp, tê mỏi vùng vai gáy, teo cơ… là những dấu hiệu bệnh đau vai gáy. Người bệnh cần phải nhận biết sớm để có cách khắc phục cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Nội dung bài viết
1. Đau vai gáy là bệnh gì?
Đau vai gáy là hiện tượng vùng vai gáy bị ê mỏi, khiến cho người bệnh vận động và sinh hoạt trở nên khó khăn. Đây là căn bệnh liên quan chặt chẽ đến xương khớp cũng như các mạch máu liên quan đến vùng vai và gáy.
Nhiều người cho rằng, đau vai gáy là căn bệnh do rối loạn tuần hoàn, gây thiếu máu ở vùng cột sống. Cũng có thể căn bệnh này xuất phát từ sự kéo giãn dây thần kinh quá mức gây ra rối loạn chức năng của dây thần kinh vùng vai gáy, khiến người bệnh gặp phải chứng co cứng và đau rút cục bộ.
Thực tế, đau vai gáy là một dạng rối loạn thần kinh cơ gây ra bởi sự co cứng cục bộ, đột ngột. Tình trạng này hình thành là do rối loạn chức năng thần kinh hoặc do tổn thương xương, khớp, đốt sống cổ hay đĩa đệm.
2. Dấu hiệu bệnh đau vai gáy cấp tính và mãn tính
Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh đau vai gáy đều khó có thể nhận biết được dấu hiệu điển hình của bệnh. Các triệu chứng đau ban đầu chỉ thoáng qua, khiến không ít người nhầm lẫn. Dưới đây là những dấu hiệu điển hình của căn bệnh đau vai gáy cấp tính và mãn tính, mọi người cần biết để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
2.1. Dấu hiệu bệnh đau vai gáy cấp tính
Ở giai đoạn cấp tính, người bệnh thường có triệu chứng đau nhức, khó chịu ở vùng vai gáy. Tuy nhiên, cơn đau chỉ thoáng qua, các biểu hiện đau của bệnh cũng không không quá nghiêm trọng, bị đứt đoạn không liền mạch. Chính điều này khiến cho người bệnh chủ quan và dễ dàng bỏ qua các dấu hiệu của bệnh. Thông thường, người bệnh đau vai gáy cấp tính sẽ có những dấu hiệu sau:
- Ban đầu người bệnh sẽ cảm giác vùng vai, cổ, gáy xuất hiện những cơn đau. Vùng cổ bị mỏi, cơn đau cổ cũng chỉ âm ỉ.
- Vị trí đau thường ở dọc phần cổ, gáy. Cơn đau có thể lan ra đến vùng tai và chỉ hình thành ở một bên người, hiếm có trường hợp xuất hiện ở hai bên.
- Cơn đau tăng lên khi người bệnh thường xuyên vận động ở cổ và phần vai.
- Hạn chế vận động, khó khăn trong việc vận động vùng cổ, vai, gáy.
- Gặp khó khăn trong các hoạt động như xoay người, nghiêng cổ, giơ tay lên cao
- Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân bị hạn chế.
- Xuất hiện một số dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, hoa mắt khi thực hiện các sinh hoạt hàng ngày.
2.2. Dấu hiệu bệnh đau vai gáy mãn tính
Với những bệnh nhân mắc bệnh đau vai gáy cấp tính không được tiến hành chữa trị sẽ nhanh chóng chuyển biến sang mãn tính. Đây là giai đoạn bệnh đau vai gáy ở mức độ nặng. Lúc này, người bệnh sẽ gặp phải một số dấu hiệu như sau:
- Thường xuyên xuất hiện những cơn đau nhức liên tục: Người bệnh sẽ gặp phải những cơn đau nhức liên tục ở vùng vai gáy và cổ. Ở giai đoạn mãn tính, vùng đầu và cổ của người bệnh sẽ khó cử động linh hoạt, chỉ có thể nghiêng trái hoặc phải mà không quay ra được phía sau.
- Cơn đau càng tăng khi người bệnh ấn hoặc sờ vào cổ: Về sau cơn đau càng tăng dần và người bệnh gặp phải một số khó khăn trong vận động và sinh hoạt. Đặc biệt, khi người bệnh ngủ dậy lúc trời lạnh, cơn đau âm ỉ ở vùng cổ sẽ nhanh chóng chạy lên vùng chẩm rồi lan xuống vai, hai cánh tay. Cơn đau sẽ tăng mạnh khi người bệnh xoay đầu hay gập cổ.
- Tăng cảm giác đau nhức khi ấn hoặc sờ vào vùng cổ: Khi người bệnh dùng tay sờ nhẹ vào vùng da gáy hoặc ấn nhẹ cũng rất dễ bị đau nhức. Bên cạnh đó, khi bệnh nhân thực hiện các hoạt động như đi đứng, hắt hơi, ho hay vận động nhẹ cũng có thể gây ra những cơn đau nhức dữ dội. Các cơn đau chỉ giảm xuống khi người bệnh nghỉ ngơi.
- Triệu chứng tê bì, tê mỏi vùng cổ và vai gáy: Tình trạng tê bì này sẽ kéo dài và xuất hiện thường xuyên trong ngày. Tình trạng tê mỏi nhanh chóng lan rộng sang các bộ phận khác như tay, chân, lưng,… Người bệnh có cảm giác tê buốt như có kiến bò, rát bỏng. Tình trạng tê bì ở vùng vai cũng sẽ lan dần xuống toàn bộ cánh tay cho đến cả ngón tay.
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, hoa mắt, chóng mặt: Người bệnh đau vai gáy kéo dài sẽ rất dễ khiến cho bệnh nhân bị suy nhược cơ thể. Thông thường, những cơn đau ở vùng chẩm có thể khiến cho nhiều người bị hoa mắt, chóng mặt, tai ù, thị lực giảm sút, khó giữ thăng bằng cơ thể, ăn uống khó khăn, mệt mỏi cả người. Trong trường hợp này, người bệnh bắt buộc phải nghỉ ngơi, không được vận động mạnh khiến cho tình trạng bệnh tồi tệ hơn.
- Teo cơ ở vùng cổ và vai gáy: Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có dấu hiệu bị teo cơ ở vùng cổ và vai gáy. Triệu chứng teo cơ xuất hiện khiến cho cánh tay, bàn tay mất đi sự linh hoạt. Trường hợp nặng nhất, người bệnh có thể bị tê liệt tay chân, rối loạn đại tiểu tiện như ị đùn, đái dầm do tủy sống cổ bị chèn ép.
- Dấu hiệu cứng cổ, không thể cử động vùng vai gáy: Tình trạng cứng cổ và không thể cử động được vùng vai gáy cho thấy người bệnh bị đau vai gáy ở mức độ nặng. Thông thường vào buổi sáng thức dậy, cơn đau vùng cổ sẽ xuất hiện liên tục. Người bệnh có cảm giác bị cứng cổ, tình trạng này khiến bệnh nhân cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Người bệnh bắt buộc phải tiến hành xoa bóp vùng cổ và vai gáy khoảng 30 phút. Lúc này, bệnh nhân mới có thể hoạt động trở lại ở vùng cổ bình thường được.
3. Nguyên nhân gây đau vai gáy
Bệnh đau vai gáy xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Chỉ cần người bệnh vận động gây ảnh hưởng đến xương khớp và dây thần kinh ở vùng vai đã có thể dễ dàng mắc phải căn bệnh này. Dưới đây là một số nguyên nhân đau vai gáy, người bệnh nên biết.
- Làm việc lâu tại một chỗ, không vận động: Người bệnh ngồi một chỗ trong nhiều giờ, cúi hoặc ngẩng nhiều.
- Mang vác vật nặng: Một số trường hợp như học sinh đeo cặp sách, người lao động chân tay,… cũng là nguyên nhân khiến cho vùng vai gáy bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Ngủ sai tư thế: Bạn dùng gối quá cao hoặc vật cứng để gối đầu cũng là nguyên nhân gây bệnh.
- Chấn thương: Người bệnh bị chấn thương do va đập, tai nạn giao thông gây đau vai gáy.
- Thiếu chất dinh dưỡng: Nếu người bệnh bị thiếu canxi, vitamin không đủ cung cấp cho quá trình dẫn truyền thần kinh cũng gây đau.
- Tăng cân, nội tiết tố thay đổi: Đây cũng là nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh đau vai gáy, nhất là ở phụ nữ có thai.
- Mắc các bệnh lý khác: Một số bệnh lý như viêm màng não, ung thư máu, thoái hóa xương khớp, cong vẹo cột sống cổ, viêm khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm,… có thể khiến người bệnh bị đau vai gáy.
4. Chế độ dinh dưỡng giúp phòng ngừa bệnh đau vai gáy
Để giúp phòng ngừa bệnh đau vai gáy hiệu quả, mỗi chúng ta cần:
- Xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống hợp lý. Bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu, nhất là các loại thực phẩm có chứa thành phần canxi, vitamin.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… gây ảnh hưởng đến xương khớp.
- Làm việc đúng thư thế, không được mang vác các loại vật nặng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng cổ.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao bằng các bài tập nhẹ nhàng để tăng cường sức dẻo dai cho xương.
- Có tư thế ngủ đúng đắn, không được kê gối quá cao hoặc sử dụng gối cứng.
- Khi làm việc trước màn hình máy tính, bạn không nên ngồi quá lâu tại một chỗ. Hãy vận động đi lại thường xuyên để có thể dễ dàng tránh được bệnh đau vai gáy.
- Tiến hành kiểm tra xương khớp định kỳ để có thể dễ dàng phát hiện và kiểm soát căn bệnh này hiệu quả.
Có thể nói, bệnh đau vai gáy dễ gây ra nhiều biến chứng phức tạp ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Chính vì thế, khi nhận thấy bản thân có những dấu hiệu mắc phải căn bệnh trên, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và chẩn đoán tình trạng của bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị nhanh chóng và hiệu quả.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt