Thoái hóa cột sống và những điều bạn chưa biết
Cột sống là khung đỡ của toàn bộ cơ thể. Theo năm tháng, do ảnh hưởng từ môi trường, chế độ ăn uống, tư thế vận động, sinh hoạt và phải chịu sức nặng cơ thể mà bị yếu đi, lão hóa gây ra thoái hóa cột sống. Tuy nhiên, các thông tin bạn biết về bệnh chưa hẳn đã đầy đủ. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng và các cách trị bệnh thoái hóa đốt sống như thế nào?
Nội dung bài viết
1. Thoái hóa cột sống là gì?
Cột sống đóng vai trò là phần trụ cột duy nhất cho cơ thể chúng ta. Đây là nơi tập trung hầu hết các dây thần kinh quan trọng, giúp bạn vận động và di chuyển linh hoạt. Tuy nhiên, bộ phận này cũng dễ bị tổn thương vì phải chịu nhiều ảnh hưởng từ các thói quen sinh hoạt, học tập và làm việc của con người, dẫn đến thoái hóa đốt sống.
Trong cơ thể, cột sống có 33-34 đốt xương sống, bao gồm 12 đốt sống ở ngực, 7 đốt sống ở cổ, 5 đốt thắt lưng, đốt xương sống cụ cùng dính lại với nhau để tạo ra phần xương cụt và xương cùng. Những phần đốt sống này được nối lại bằng dây chằng và được bảo vệ nhờ vào các hệ thống cơ. Vì vậy, khi tuổi tác ngày một cao sẽ kéo theo xương cột sống cũng sẽ bị bào mòn theo thời gian. Đến khi không còn có đủ sức để chống đỡ trọng lượng cơ thể nữa, sẽ gây nên tình trạng thoái hóa cột sống. Thoái hóa đốt sống gây ra đau nhức, viêm khớp, mọc gai cột sống, làm giảm khả năng vận động, khiến việc đi lại, di chuyển khó khăn.
2. Các dạng thoái hóa cột sống thường gặp
Theo như nhận định của các chuyên gia, những vị trí thường hay bị thoái hóa nhất đó là ở cổ, thắt lưng,… vì phải chịu nhiều lực tác động nên dễ tổn thương phần sụn khớp ở cột sống.
Thoái hóa cột sống thắt lưng
Người bị thoái hóa cột sống thắt lưng phải chịu cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ ở vùng cột sống lưng. Những cơn đau có thể kéo dài từ khoảng 1-2 ngày rồi thuyên giảm nhưng cũng có trường hợp càng để càng đau. Các triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng bao gồm:
- Đau đốt sống lưng dưới liên tục, kéo dài trong một khoảng thời gian khoảng từ 6-8 tuần hoặc hơn. Cơn đau thường có xu hướng lan dần sang các vùng ở bên cạnh, đặc biệt là phần hông và vùng chân.
- Mất đường cong sinh lý của cột sống.
- Gặp khó khăn khi vận động, hoạt động chân tay.
- Đau hơn khi cúi, vặn mình hoặc bê vác các đồ vật.
Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể bị tê liệt chân, dị tật cột sống, mất khả năng di chuyển hoặc gặp phải nhiều biến chứng đáng sợ khác.
Bệnh thoái hóa cột sống cổ
Thoái hóa cột sống cổ là một bệnh thường gặp nhất ở người có tuổi gây đau và hạn chế vận động.
Bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ sẽ bị đau mỏi dạng cơ học, cơn đau tăng khi vận động, giảm đi khi nghỉ ngơi. Thoái hóa cột sống cổ gây hạn chế các vận động cột sống cổ: Khó cúi, ngửa, nghiêng, quay cổ, có tiếng lắc rắc khi cử động cổ. Đôi khi, bạn cũng sẽ không thấy triệu chứng thoái hóa cột sống mặc dù phát hiện thấy qua hình ảnh chụp X-quang.
3. Nguyên nhân thoái hóa cột sống là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống, bao gồm: Sự lão hóa tự nhiên theo thời gian, theo giới tính, nghề nghiệp phải lao động nặng, tiền sử bị chấn thương cột sống, bị bất thường trục chi dưới, tiền sử đã phẫu thuật cột sống, yếu cơ, do di truyền, hay tư thế lao động không phù hợp,…
Chế độ ăn uống hàng ngày không cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của cột sống như canxi, magie, kẽm, vitamin nhóm B, glucosamine, proteoglycan, chondroitin, omega-3, omega-6,… sẽ khiến cho đốt sống không còn chắc khỏe; đĩa đệm dễ bị mất nước, xơ hóa và tổn thương; sụn khớp bị bào mòn tạo điều kiện cho quá trình thoái hóa đốt sống xảy ra sớm và nhanh hơn.
Ngoài các nguyên nhân thoái hóa cột sống ở trên, bị thừa cân, béo phì hay là tình trạng phải chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và phần đĩa đệm lặp đi lặp lại kéo dài ở trong nhiều năm cũng sẽ dẫn đến sự tổn thương sụn khớp, phần xương dưới sụn, mất đi tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng bao khớp. Điều này tạo thành những triệu chứng và các biến chứng của thoái hóa đốt sống.
Do đó, nếu như không được điều trị kịp thời, thoái hóa đốt sống có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như là bị đau, yếu, tê bì chân tay, hay teo cơ, đi lại khó khăn, và thậm chí tàn phế… ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe và cả đời sống người bệnh.
4. Cách phòng ngừa thoái hóa đốt sống như thế nào?
Các chế độ tập thể dục thường xuyên giúp cân bằng nước cho đĩa đệm và giữ cho xương hay cơ bắp ở lưng, cổ dẻo dai, mạnh mẽ. Điều này giúp cải thiện và ổn định cột sống đồng thời làm chậm cũng như phòng ngừa thoái hóa cột sống.
Một số bài tập thể dục thích hợp đó là các môn thể thao vừa sức như bơi lội, đi bộ, hay đạp xe… Tập yoga nhẹ nhàng cũng giúp cột sống của bạn khỏe mạnh, linh hoạt hơn.
Ăn các loại thực phẩm tốt cho đốt sống như cá, các loại hạt, rau xanh… chứa nhiều omega và các chất chống oxy hóa, có lợi cho sức khỏe của khớp và đĩa đệm. Nên tiêu thụ nhiều loại thực phẩm giàu protein, vitamin C, vitamin D, canxi và phốt pho để xương chắc khỏe hơn.
Chế độ ăn uống phải hợp lý: Điều này ngăn chặn nguy cơ béo phì, giúp cho cột sống không phải nâng đỡ một trọng lượng cơ thể quá nặng.
Không nên hút thuốc lá vì các độc tố và chất nicotine trong thuốc lá sẽ ngăn chặn đĩa đệm hấp thụ vitamin và cả chất dinh dưỡng.
Cần phải phân phối hợp lý giữa thời gian lao động và thời gian nghỉ ngơi, hạn chế tối đa những tác động ảnh hưởng không tốt đến đốt sống cổ.
Đối với nhân viên văn phòng, cần phải tạo thói quen bảo vệ sức khỏe ngay tại nơi làm việc bằng những động tác luyện tập vươn vai đơn giản, bạn không nên ngồi trước máy tính trong một thời gian quá dài.
Không nên nằm sấp khi đi ngủ vì tư thế này sẽ khiến cho cổ bị gập xuống, rất dễ gây ra chứng thoái hóa đốt sống cổ. Bên cạnh đó, hãy chọn các loại gối có độ cứng phù hợp giúp tạo cảm giác thoải mái, thư giãn khi ngủ.
Tránh những tư thế xấu trong sinh hoạt như: Ngồi lâu, đứng lâu một tư thế. Không nên ngồi mà cúi gấp cổ quá lâu (như xem tivi, đọc sách, báo); khi ngồi tàu xe đường dài thì cần có gối tựa đầu và tựa lưng. Nên tập các thói quen tốt như ngồi thẳng lưng, đi đứng thẳng người…
Khi thấy đau đầu, cổ, gáy đã lan xuống cánh tay, bị liệt yếu tứ chi, không nên nắn vặn mạnh, điều này có thể gây ra những tổn thương rất nghiêm trọng đến mạch máu, dây thần kinh. Việc bạn cần làm là đến ngay các cơ sở chuyên khoa thần kinh, xương khớp để xác định chính xác bệnh và điều trị kịp thời.
Người lao động nặng cần được kiểm tra định kỳ sức khỏe để dễ theo dõi và điều trị kịp thời. Đây cũng là một cách phòng ngừa thoái hóa cột sống.
Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin về bệnh thoái hóa cột sống. Để được tư vấn thêm thông tin về thoái hóa cột sống và các bệnh lý xương khớp, hãy liên hệ chuyên gia tư vấn.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt