Thoái hóa đốt sống cổ là gì? Nguyên nhân và các phương pháp điều trị

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý về xương khớp khá phổ biến và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn căn bản và đầy đủ nhất về căn bệnh thoái hoá cột sống này để có cách phòng tránh và chữa trị phù hợp.

1. Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Khi mắc bệnh lý về xương khớp này lớp đĩa đệm ở cột sống xẹp dần và mất dần khả năng giảm chấn. Bệnh nhân có thể gặp phải những cơn đau do sự phát triển lệch của xương chèn ép vào các dây thần kinh. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng như đau nhức cổ vai gáy, thiếu máu lên não, rối loạn tiền đình, tê liệt chân tay,…

Thoái hóa cột sống cổ thường xảy ra ở những người trung tuổi trơ lên, người lao động chân tay. Tuy nhiên bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt hay xảy ra đối với dân văn phòng.

Thoái hóa đốt sống cổ là hiện tượng lão hóa xương ở vùng cổ

2. Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ

Những nguyên nhân chính dẫn đến việc thoái hóa cột sống cổ:

  • Do tuổi tác: Tuổi tác càng cao thì chức năng xương khớp càng suy yếu, khi đó các tế bào sụn bị mất tính đàn hồi và khả năng tái tạo, tình trạng loãng xương, khô khớp, gai cột sống, dãn dây chằng xuất hiện. Đây chính là một trong những yếu tố khiến cho quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn dẫn đến thoái hóa cột sống cổ.
  • Hoạt động sai tư thế: khiến cho cấu trúc của cổ bị sai lệch, đĩa đệm bị bào mòn gây nên tình trạng thoái hóa cột sống cổ. Bên cạnh đó việc đứng hoặc ngồi sai tư thế khiến cột sống bị cong vẹo, biến đổi mô xương, cơ và dây chằng làm cho các mô ở cột sống bị thoái hóa.
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý và khoa học: Khẩu phần ăn hàng ngày thiếu những Vitamin và khoáng chất cần thiết như: Canxi, Magie, Omega 3, Vitamin D, Vitamin C,… có thể khiến cột sống bị bào mòn, hạn chế khả năng tái tạo làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống cổ.
  • Do tính chất công việc: Những người phải đứng hoặc ngồi lâu, công việc phải mang vác đồ nặng nhiều, dân văn phòng thường xuyên phải ngồi trước máy tính… có thể gặp tình trạng đau mỏi cơ vùng cổ, làm sai lệch cấu trúc vùng cổ. Lâu ngày dẫn tới biến đổi cấu trúc mô xương, dãn dây chằng, co cứng cơ cũng là nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa cột sống cổ.

3. Nhóm người có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ cao

  • Người cao tuổi: Từ độ tuổi trung niên (45-50 tuổi), cơ thể bắt đầu xảy ra tình trạng thoái hóa. Nếu không được chú ý chăm sóc đúng cách, tình trạng thoái hóa sẽ diễn ra nhanh hơn. Đây là độ tuổi thường có nguy cơ cao bị thoái hóa đốt sống cổ.
  • Dân văn phòng: Do đặc thù công việc phải ngồi nhiều, ngồi lâu trước màn hình vi tính, ít thời gian nghỉ ngơi, nên đây cũng là nhóm có nguy cơ cao mắc thoái hóa đốt sống cổ.
  • Những người thường xuyên phải làm việc trong tư thế cúi đầu, vận động cổ nhiều như thợ cấy, thợ cắt tóc, nha sĩ, thợ sơn trần, diễn viên xiếc,… cũng có nguy cơ bị thoái hóa cột sống cổ cao hơn người bình thường.

4. Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ

Đau vùng cổ triệu chứng điển hình của thoái hóa đốt sống cổ

Phần lớn người bệnh thoái hóa đốt sống cổ đều có những triệu chứng như đau vùng cổ, vai gáy, cơn đau dữ dội hơn khi vận động, cơn đau có thể lan ra các vùng khác gây hạn chế vận động, cụ thể như sau:

  • Đau cột sống cổ diễn ra trong thời gian dài và tăng dần theo thời gian, đặc biệt cơn đau dữ dội hơn khi thay đổi thời tiết, khi có không khí lạnh tràn về,…
  • Hạn chế vận động: Những cơn đau và co cứng ở vùng cổ làm cản trở những vận động như xoay cổ, ngửa cổ, cúi đầu, ngoái đầu,…
  • Cơn đau lan sang các vùng lân cận: Tùy vào vị trí đốt sống thoái hóa mà cơn đau có thể lan đến vùng đầu, vùng chẩm, gây những cơn đau đầu chóng mặt, hoặc lan xuống vùng bả vai, cánh tay gây đau nhức và tê liệt một hoặc cả hai tay.
  • Mất đường cong sinh lý: Thoái hóa đốt sống cổ ở mức độ nặng có thể gây biến đổi cấu trúc cột sống cổ và gây biến dạng xương khớp, mất đường cong sinh lý.
  • Dấu hiệu Lhermitte: Là cảm giác khó chịu đột ngột đi qua vùng cổ và có thể lan xuống hai tay, hai chân, sau đó biến mất hoặc diễn ra trong thời gian dài. Đây còn được gọi là triệu chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ đa xơ cứng.

5. Biến chứng của bệnh

Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng như sau:

  • Gây ra các hội chứng thần kinh: Bệnh còn có thể gây ảnh hưởng đến bó dây thần kinh quanh đốt sống, gây ra các chứng bệnh như đau dây thần kinh chẩm, đau dây thần kinh vai gáy, rối loạn thần kinh thực vật, thiếu máu lên não,…
  • Gây hạn chế vận động, thậm chí bại liệt cánh tay, chân khi bệnh nghiêm trọng, không được chữa trị kịp thời.
  • Gây tổn thương lỗ tiếp hợp, làm rối loạn tuần hoàn máu não và gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm khác

6. Phương pháp điều trị

6.1. Điều trị bằng thuốc Tây

Thuốc Tây Y được sử dụng để chữa thoái hóa đốt sống cổ thường là các loại thuốc giảm đau, giãn cơ, cụ thể như sau:

  • Thuốc giảm đau ngoại biên chống viêm không steroid
  • Nhóm thuốc giãn cơ Tolperisone (Mydocalm)
  • Thuốc giãn cơ Eperisone HCl (Myonal)
  • Thuốc giãn cơ Mephenesin (Decontractyl)
Thuốc Tây điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Thuốc Tây Y có đặc điểm mang lại hiệu quả nhanh chóng, làm giảm các cơn đau trong thời gian ngắn nhưng có thể gây một số tác dụng phụ tùy cơ địa của bệnh nhân. Người bệnh chỉ sử dụng thuốc Tây Y theo chỉ dẫn, kê toa của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc sử dụng.

6.2. Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc Đông Y

Bài thuốc Đông Y chữa thoái hóa đốt sống cổ có đặc điểm an toàn, lành tính từ những nguyên liệu thảo dược từ thiên nhiên và hiệu quả mang lại lâu dài. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc Đông Y cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài thì hiệu quả mang lại mới rõ rệt.

6.3. Điều trị thoái hóa đốt sống bằng thuốc Nam

Cũng như Đông Y, thuốc Nam có nguồn gốc tự nhiên, có đặc điểm lành tính và hiệu quả lâu dài. Các nguyên liệu trong các bài thuốc nam thường gần gũi, dễ kiếm và có thể tự thực hiện ở nhà. Dưới đây là một số bài thuốc nam phổ biến và hiệu quả trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ.

Bài thuốc lá lốt: Lá lốt, đinh lăng và cây trinh nữ dùng với tỉ lệ đều nhau, rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, đun tất cả trong nước đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa đun tiếp trong vòng 10 – 15 phút. Sau đó lọc bỏ bã, chỉ giữ lại phần nước. Uống sau mỗi bữa ăn chính.

Bài thuốc xương rồng: Chọn đọt xương rồng ba chia xanh non, cắt bỏ gai rồi giã nát, sau đó xào nóng với giấm nuôi, dùng để đắp lên vùng đốt sống cổ bị đau.

6.4. Lời khuyên trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Người bệnh cần xây dựng thực đơn giàu chất xơ từ rau xanh, vitamin từ trái cây, canxi từ sữa, các loại hạt, hải sản,… Ngoài ra, cần hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, đồ đóng hộp và các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
  • Có chế độ sinh hoạt khoa học: Ngủ đủ giấc, ăn đủ bữa, không lao động, làm việc quá sức, giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, stress, để tránh gây áp lực lên cột sống, xương khớp làm bệnh tiến triển nặng.
  • Thăm khám bệnh định kỳ để nắm rõ tình trạng bệnh và nắm được mức độ hiệu quả của các phương pháp điều trị.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào để tránh những hậu quả không mong muốn.
Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7