Tìm hiểu về thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng vận động thân dưới của người bệnh, nặng nhất là tình trạng teo cơ và bại liệt đến suốt đời không thể chữa trị. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn thông tin về căn bệnh này để phát hiện và điều trị kịp thời.
Nội dung bài viết
1. Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?
Thoái hoá cột sống thắt lưng là tình trạng các tế bào sụn ở cột sống vùng thắt lưng bị thoái hóa theo thời gian, khả năng sản sinh và tái tạo tế bào sụn giảm dần và mất hẳn, từ đó dẫn đến chất lượng sụn giảm dần, tính đàn hồi và chịu lực kém hơn gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh khi vận động.
Thoái hóa cột sống lưng là bệnh mãn tính, tiến triển từ từ tăng dần, gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống thắt lưng mà không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh thoái hóa cột sống lưng tập trung ở sụn khớp và xương dưới sụn. Ngoài ra, quá trình thoái hóa còn ảnh hưởng đến đĩa đệm và màng hoạt dịch.
2. Nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng
Dưới đây là những nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng:
- Xương bị lão hóa: Nguyên nhân chính của bệnh là quá trình lão hóa của xương cột sống, theo quy luật tự nhiên các tế bào sụn cột sống với thời gian tích tuổi lâu dần sẽ già, khả năng sinh sản và tái tạo sụn sẽ giảm dần và hết hẳn, chất lượng sụn kém dần, tính đàn hồi và chịu lực giảm.
- Các dị dạng bẩm sinh làm gù vẹo cột sống, làm thay đổi diện tích tỳ nén bình thường của cột sống.
- Các biến dạng sau chấn thương, viêm, u làm thay đổi hình thái, tương quan của cột sống.
- Sự tăng trọng tải: tăng cân quá mức do béo phì, do nghề nghiệp
- Di truyền: Nếu gia đình có người bị thoái hóa cột sống thì khả năng mắc chứng bệnh này cao hơn người bình thường.
- Các bệnh về nội tiết như: mãn kinh, tiểu đường, loãng xương, dùng thuốc corticoid cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh này phát triển nhanh.
- Các yếu tố tác động từ môi trường: Ảnh hưởng của khí hậu, môi trường sống cũng tác động không nhỏ đến bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng.
- Do tình trạng chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm lặp đi lặp lại kéo dài trong nhiều năm dẫn đến sự tổn thương sụn khớp, phần xương dưới sụn, mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng bao khớp tạo nên những triệu chứng và biến chứng trong thoái hóa cột sống.
3. Biến chứng nguy hiểm của bệnh
Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh lý hầu như ai cũng gặp phải nếu tuổi tác ngày càng cao. Tuy bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh nhưng lại gây nhiều biến chứng nghiêm trọng:
- Hạn chế khả năng vận động: Khi mắc bệnh, ngoài các cơn đau nhức vùng cột sống, thắt lưng, người bệnh còn gặp nhiều khó khăn khi đi lại, cúi người, xoay người, không thể mang vác vật nặng hay vận động mạnh.
- Gây đau nhức lan rộng: Khi bị thoái hóa cột sống, trên các đốt sống dễ hình thành gai xương, đĩa đệm thoái hóa khiến nhân nhầy thoát ra bên ngoài và chèn ép lên các rễ thần kinh, dây thần kinh tọa, gây đau nhức lan rộng đến nhiều vị trí khác nhau.
- Teo cơ, bại liệt chi: Nếu bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến tình trạng teo cơ, xơ cứng khớp, bại liệt và mất hoàn toàn khả năng vận động, đi lại hay lao động.
Tuy nhiên, bệnh thoái hóa cột sống có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào mức độ bệnh lý, nếu bệnh vừa khởi phát, chưa có tác động xấu gì thì vẫn có thể điều trị hiệu quả với tỷ lệ thành công rất cao, không gây ra vấn đề gì rắc rối. Ngược lại có thể khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều tác hại nghiêm trọng.
4. Cách điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
4.1. Cách điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng bằng thuốc tây
Thuốc tây y thường là lựa chọn của nhiều người khi thắc mắc thoái hoá cột sống thắt lưng uống thuốc gì. Thuốc tây y được chỉ định ngay sau khi bác sĩ thăm khám và nhận biết bệnh. Sử dụng thuốc tây sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng giảm cơn đau nhức cột sống.
Thuốc giảm đau thoái hóa đốt sống thắt lưng theo bậc thang của WHO:
- Bậc 1 – Paracetamol 500 mg/ 4 – 6 lần/ngày, uống không quá 4g/ngày vì thuốc có thể gây hại cho gan và các tác dụng phụ khác.
- Bậc 2 – Paracetamol cùng với codein hoặc cộng hưởng với tramadol: Uống Ultracet liều 2-4 viên/1 ngày, Cần lưu ý khi sử dụng các loại thuốc này dễ gây chóng mặt, buồn nôn và đau đầu nên cần thực hiện một cách an toàn. Efferalgan-codein liều 2-4 viên/24giờ.
- Bậc 3 – Opiat và dẫn xuất của opiat.
Thuốc thoái hóa cột sống chống viêm không steroid, người bệnh thoái hóa cột sống chọn một trong các thuốc sau:
- Diclofenac loại viên 25mg, 50 mg, 75mg: liều 50 – 150mg/ 24h, dùng sau khi ăn no. Người bệnh có thể dùng loại ống tiêm 75mg/ngày trong giai đoạn những ngày đầu hoặc khi những cơn đau xuất hiện dữ dội, sau đó chuyển sang loại đường uống.
- Meloxicam viên 7,5 mg: Uống 2 viên/ngày vào thời điểm sau ăn hoặc dùng dạng ống tiêm bắp 15mg/ngày x 2- 3 ngày, tuy nhiên nếu người bệnh thoái hóa cột sống cảm thấy đau nhiều thì có thể chuyển sang dạng ống
- Piroxicam viên hay ống 20 mg, uống 1 viên /ngày dùng sau khi ăn, hoặc bệnh nhân tiêm vào bắp ngày 1 ống ở thời gian 2-3 ngày đầu rồi sau đó chuyển dần sang dạng đường ống..
- Celecoxib 200mg dùng 1 đến 2 viên/ngày sau ăn. Lưu ý: không nên dùng cho người bệnh có tiền sử mắc bệnh tim mạch và hạn chế với những người cao tuổi
Thuốc giãn cơ: Bệnh nhân thoái hóa cột sống có thể dùng eperisone (viên 50mg): 3 viên/ngày, ngoài ra những người bị thoái hóa cột sống thắt lưng cũng có thể sử dụng tolperisone (viên 50mg, 150mg): 2-6 viên/ngày.
Thuốc tiêm tại chỗ: Thường được sử dụng trong một số những trường hợp như tiêm cạnh cột sống, đau thần kinh tọa, tiêm khớp liên mấu tại màng cứng thông qua hydrocortison acetat.
4.2. Cách điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng bằng thuốc nam
Bài thuốc 1: Bài thuốc từ cây đau xương
Cây đau xương còn có các tên gọi khác như Khoan Cân Đằng, Tục Cốt Đằng… được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa trị bệnh xương khớp, đặc biệt là đau nhức xương khớp do thoát vị đĩa đệm, đau mỏi toàn thân, bệnh phong thấp
Cách thực hiện:
- Lấy dây đau xương rửa sạch và giã nhỏ và đắp trực tiếp lên vùng bị đau nhức.
- Ngâm rượu: Lấy thân dây đau xương thái nhỏ, đem sao vàng và cho vào bình. Đổ ngập rượu, uống 3 lần/ngày
Bên cạnh đó, bạn có thể đem sắc lấy nước uống hàng ngày
Bài thuốc 2: Chữa thoái hóa đốt sống bằng lá lốt
Lá lốt từ lâu đã được dân gian sử dụng để làm thuốc chống viêm, giảm đau, phong hàn ở mức thấp, chữa đau nhức do thoái hóa cột sống khi trời chuyển lạnh
Thực hiện:
- Cách 1: Lá lốt phơi sắc lấy nước uống 2 lần mỗi ngày, sau khi ăn.
- Cách 2: Lá lốt 12g, dây chìa vôi 12g, hoàng lực 12g, rễ cỏ xước 12g, rễ quýt rừng 12g, đơn gối hạc 12g. Sắc uống nước mỗi ngày
- Cách 3: rễ si 16g, lá lốt 20g, cỏ xước 20g, cẩu tích 20g, rễ quýt rừng 16g, hy thiêm 20g, cà gai leo 12g, thiên niên kiện 10g. Sắc uống nước mỗi ngày
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt