Top 6 nguyên nhân gây đau vai gáy ở phụ nữ mang thai

Cơ thể của một bà bầu đang trải qua nhiều thay đổi về tư thế, cân nặng và sinh lý với tốc độ nhanh chóng. Đó chính là nguyên nhân gây đau vai gáy khi mang thai, cũng như gây ra nhiều cơn đau khác như đau đầu, đau lưng, đau xương chậu,…

1. Triệu chứng đau vai gáy khi mang thai sinh lý

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ trải qua một sự thay đổi rất lớn từ hormone, cân nặng, tâm lý, đến cấu trúc cơ thể. Tất cả những thay đổi này đều có thể dẫn đến đau vai gáy. Tuy nhiên đây là những cơn đau lành tính, cơn đau sẽ biến mất khi cơ thể dần thích ứng với mọi sự thay đổi, hoặc khi kết thúc thai kỳ:

  • Cũng giống như đau vai gáy ở các đối tượng khác, triệu chứng đau vai gáy khi mang thai ở mức độ nhẹ có thể là đau âm ỉ, đau nhức nhối khó chịu, thỉnh thoảng có thể đau nhói như điện giật. Ở mức độ nghiêm trọng, triệu chứng đau vai gáy khi mang thai thường dữ dội, cảm giác đau có thể lan lên đầu, khu thái dương, lên tai, hoặc lan xuống dưới cánh tay, thậm chí là ngón tay.

Tuy nhiên, bà bầu bị đau vai gáy thường không kèm theo triệu chứng hạn chế vận động. Nếu có, chỉ là những cơn co cứng cơ hoặc tê nhẹ ở cánh tay, cẳng tay, bàn tay hoặc ngón tay. Rất hiếm gặp tình trạng yếu cơ, teo cơ, liệt cơ.

  • Triệu chứng đau vai gáy khi mang thai trong 3 tháng đầu tiên thường là do vấn đề thay đổi hormone mạnh mẽ, nên đau vai gáy thường đi kèm với nôn, buồn nôn, đau nửa đầu, ngất xỉu, huyết áp thấp.

Đau vai gáy khi mang thai những tháng cuối thường liên quan đến việc tăng cân nặng nên đau vai gáy thường đi kèm với đau lưng.

  • Triệu chứng đau vai gáy khi mang thai sinh lý có thể xuất hiện đột ngột hoặc âm ỉ kéo dài, nhưng thường là những cơn đau có tính chất cơ học: Đau tăng khi đứng, ngồi hoặc vận động lâu, đau giảm khi bà bầu được nghỉ ngơi.
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ trải qua một sự thay đổi rất lớn từ hormone, cân nặng dễ dẫn đến đau vai gáy
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ trải qua một sự thay đổi rất lớn từ hormone, cân nặng dễ dẫn đến đau vai gáy

2. Triệu chứng đau vai gáy bệnh lý

Ngoài những cơn đau vai gáy sinh lý bình thường, thì bạn cũng có nguy cơ bị đau vai gáy do các bệnh lý nghiêm trọng khác gây ra. Những cơn đau bệnh lý sẽ có triệu chứng khác biệt, bà bầu cần lưu tâm để kịp thời phát hiện và can thiệp, tránh các nguy cơ sức khỏe nguy hiểm:

  • Triệu chứng đau vai gáy khi mang thai do các bệnh xương khớp: Đau lan tới tai, thái dương hoặc lan xuống cánh tay. Đau không giảm khi bà bầu được nghỉ ngơi.
  • Triệu chứng đau vai gáy khi mang thai do hệ tiêu hóa hoạt động kém: Thường đau ở vùng vai bên phải, kèm các cơn đau bụng và táo bón.
  • Triệu chứng đau vai gáy khi mang thai do tiền sản giật: Đau vai gáy kèm theo đau lưng dưới, phù mặt và tay chân, huyết áp cao, mạch đập nhanh, nôn ói, mắt kém.
  • Triệu chứng đau vai gáy khi mang thai do mang thai ngoài tử cung: Đau vai gáy ở thời gian đầu thai kỳ, kèm theo đau bụng dữ dội, đau lưng và hông chậu, đau đầu nhẹ, nôn ói, thậm chí kèm theo chảy máu âm đạo.

3. Top 6 nguyên nhân gây đau vai gáy ở phụ nữ mang thai

3.1. Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân gây đau vai gáy khi mang thai

Cơ thể người phụ nữ sẽ bị mất cân bằng nội tiết tố trong khi mang thai. Trong đó phải kể đến 2 nội tiết tố chính là Estrogen và Progesteron. Trong đó Estrogen có tác dụng kiểm soát các hoạt động trao đổi chất ở cột sống và não. Khi nồng độ Estrogen bị rối loạn thì xương cột sống lưng và cột sống cổ bị ảnh hưởng, là nguyên nhân gây đau vai gáy khi mang thai, cũng như các cơn đau đầu, lưng, xương chậu,…

Hormone Progesterone là hormone giúp kiểm soát cảm xúc, giúp cơ thể thư giãn. Nếu nồng độ Progesterone bị hạ xuống quá thấp thì sẽ làm tâm trạng bà bầu xấu đi, gây stress, trầm cảm, mất ngủ,.. Tâm trạng xấu có thể làm bà bầu mất ngủ hoặc ngủ không ngon, là nguyên nhân gây đau vai gáy khi mang thai gián tiếp.

3.2. Thay đổi tư thế ngủ

Bà bầu thường được khuyến khích ngủ nghiêng về phía bên trái để cải thiện lưu lượng máu đến nhau thai. Tư thế này cũng giúp tránh gây áp lực lên cột sống hiệu quả khi bụng đã phát triển to lên.

Tuy nhiên, việc dành cả đêm nằm nghiêng về một bên có thể là nguyên nhân gây đau vai gáy khi mang thai. Phụ nữ khi mang thai có thể thử ngủ ngửa với một chiếc gối tựa bên phải như một tư thế ngủ khác để phòng tránh đau vai gáy.

3.3. Cơ thể tăng cân

Tăng cân nhanh chóng và tư thế xấu do kích thước bụng lớn lên cũng có thể dẫn đến áp lực và căng thẳng ở vai gáy. Ngoài ra, khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sản xuất hóa chất để kéo giãn dây chằng trong cơ thể và chuẩn bị sinh con.

Tăng cân nhanh chóng và tư thế xấu do kích thước bụng lớn lên cũng có thể dẫn đến áp lực và căng thẳng ở vai gáy
Tăng cân nhanh chóng và tư thế xấu do kích thước bụng lớn lên cũng có thể dẫn đến áp lực và căng thẳng ở vai gáy

3.4. Vấn đề tiêu hóa

Trong khi mang thai, quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn, chất lỏng đi qua ống mật có thể rắn lại. Điều này có thể dẫn đến sự hình thành sỏi mật, gây đau bụng và đau ở vai phải.

Táo bón, và loét dạ dày cũng có thể dẫn đến những cơn đau tương tự, nguyên nhân gây đau vai gáy khi mang thai và nhiều cơn đau xương khớp khác. Phụ nữ mang thai nên tránh ăn thực phẩm cay hoặc béo để tránh nguy cơ tạo sỏi mật, ăn nhiều rau xanh và trái cây để bảo vệ dạ dày cũng như hệ tiêu hóa.

3.5. Tiền sản giật

Tiền sản giật là một rối loạn nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến 5-8% thai kỳ. Người ta cho rằng tiền sản giật là do các chất sản xuất ở nhau thai xâm nhập vào dòng máu của người mẹ và dẫn đến các biến chứng về sức khỏe, trong đó bao gồm cả nguyên nhân gây đau vai gáy khi mang thai.

Huyết áp cao là triệu chứng quan trọng nhất của tiền sản giật. Nếu bạn bị đau vai gáy thường xuyên, hãy chắc chắn yêu cầu bác sĩ kiểm tra huyết áp của bạn mỗi lần khám. Các triệu chứng khác bao gồm sưng ở mặt hoặc tay, tăng cân đột ngột, buồn nôn, đau lưng dưới, thay đổi thị lực, lo lắng, mạch đập và rối loạn tâm thần.

3.6. Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung xảy ra khi phôi thai nằm bên ngoài tử cung, thường là trong ống dẫn trứng hoặc cổ tử cung. Điều này dẫn đến đau bụng dữ dội, các cơn đau thường tỏa ra lưng và vai. Các triệu chứng khác là buồn nôn, chóng mặt và chảy máu âm đạo.

Nguyên nhân gây đau vai gáy khi mang thai do mang thai ngoài tử cung đòi hỏi phải được chăm sóc y tế ngay lập tức vì nó có thể đe dọa tính mạng của bà bầu.

Trong thai kỳ, nếu đau vai gáy kèm theo các triệu chứng khác thì bà bầu cần phải đi thăm khám để tránh các biến chứng hoặc khó chịu kéo dài.

Mang thai ngoài tử cung xảy ra dẫn đến đau bụng dữ dội, các cơn đau thường tỏa ra lưng và vai
Mang thai ngoài tử cung xảy ra dẫn đến đau bụng dữ dội, các cơn đau thường tỏa ra lưng và vai

 4. Làm thế nào để ngăn ngừa đau vai gáy khi mang thai?

  • Bà bầu cần ngủ ngon, ngủ đúng cách. Khi mang thai, cơ thể thay đổi rất nhiều, tư thế ngủ cũng cần phải thay đổi. Bạn có thể cần đến sự trợ giúp của những chiếc gối dành riêng cho bà bầu để có thể ngủ ngon hơn và bảo vệ xương khớp tốt hơn.
  • Giữ tâm lý tốt để tránh làm cơ thể căng thẳng, tăng nguy cơ đau vai gáy.
  • Thiết lập thực đơn ăn uống khoa học để duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi mà không làm mẹ bầu tăng cân quá nhiều, tránh gây áp lực lên xương khớp.
  • Vận động và nghỉ ngơi hợp lý, tránh giữ một tư thế quá lâu.
  • Bạn có thể xin tư vấn của các bác sĩ trị liệu vật lý, chuyên gia massage và bấm huyệt để giảm đau vai gáy khi mang thai.

Hy vọng bài viết trên giúp bạn biết thêm thông tin về đau vai gáy ở phụ nữ mang thai. Trong thai kỳ, nếu đau vai gáy kèm theo các triệu chứng khác thì bà bầu cần phải đi thăm khám để tránh các biến chứng hoặc khó chịu kéo dài.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7