Thông tin bạn cần biết về bệnh viêm khớp cổ chân trước khi quá trễ
Viêm khớp cổ chân là bệnh lý thường gặp ở tuổi già, hiện nay kể cả những người trẻ tuổi, trung niên cũng có khả năng mắc bệnh này, và có tỉ lệ ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt. Tại sao vậy? Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Nội dung bài viết
1. Viêm khớp cổ chân
1.1. Thông tin chung
Khớp cổ chân là một bộ phận đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Một bộ phận nhỏ bé nhưng gánh vác trách nhiệm to lớn, đây là phần chịu hầu hết toàn bộ trọng lượng của cơ thể.
Bên cạnh phải chịu áp lực từ cơ thể, khớp cổ chân còn phải chịu nhiều tác động từ môi trường bên ngoài. Chính vì vậy, khớp cổ chân rất dễ bị tổn thương gây ra nhiều bệnh lý, bệnh thường gặp là bệnh viêm khớp cổ chân.
Bệnh viêm khớp cổ chân xảy ra khi xuất hiện sự suy giảm đáng kể trong dịch nhầy bôi trơn các khớp, sự sụt giảm này sẽ khiến phần sụn đĩa đệm – phần nằm giữa hai đầu của xương bị hư hỏng và tổn thương.
1.2. Các giai đoạn
Bệnh được chia thành 2 giai đoạn khác nhau tùy thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh, cụ thể:
- Giai đoạn khởi phát: Khi bệnh mới bắt đầu, người bệnh sẽ có các triệu chứng như vùng cổ chân đau nhói và xuất hiện sưng đỏ đi kèm với cảm giác mệt mỏi. Cơn đau sẽ nhiều và dữ dội hơn khi vận động và sẽ giảm khi nghỉ ngơi.
- Giai đoạn thứ phát:
- Lúc này bệnh đang trong đà phát triển mạnh mẽ, những gai xương sẽ bắt đầu được hình thành và đôi khi gây chèn ép lên các dây thần kinh và tủy sống đem đến tình trạng đau nhức liên tục và dữ dội.
- Trong giai đoạn này, người bệnh phải được điều trị và can thiệp kịp thời nếu không bệnh sẽ chuyển sang mãn tính và có những biến chứng không mong muốn.
2. Nguyên nhân của bệnh viêm khớp cổ chân
Bệnh viêm khớp cổ chân đem đến những triệu chứng cực kỳ khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng vận động và sinh hoạt của người bệnh.
Theo một số chuyên gia cho biết, bệnh lý này xảy ra do nhiều yếu tố tác động, bao gồm những yếu tố chủ quan và khách quan. Người ta thường nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu kỹ về nguyên nhân để đưa ra cách phòng tránh bệnh hợp lý nhất.
Những yếu tố được xem là nguy cơ gây ra bệnh:
2.1. Chấn thương
Những chấn thương ảnh hưởng nặng nề đến vùng khớp cổ chân như bong gân, gãy xương hay trật khớp đến từ các hoạt động hàng ngày, sẽ tạo ra những phản ứng viêm và gây ra ra bệnh.
2.2. Quá trình lão hoá:
Tuổi tác càng cao thì quá trình lão hoá càng diễn ra mạnh mẽ, điều này sẽ làm cho suy yếu dần khả năng hoạt động của các cơ quan bên trong của cơ thể.
Đặc biệt là hệ thống xương khớp, những hoạt động phục hồi và bôi trơn cũng bị suy giảm chức năng không kém, từ đó khả năng mắc bệnh viêm khớp cổ chân sẽ tăng.
2.3. Thừa cân, béo phì
Khớp cổ chân là phần chịu lực nhiều từ cơ thể, vì thế việc mất kiểm soát cân nặng của cơ thể cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp cổ chân.
Nếu như trọng lượng cơ thể càng nặng thì sức ép lên khớp cổ chân càng lớn và sẽ rất dễ bị tổn thương và gây ra hiện tượng bị viêm nhiễm.
2.4. Bệnh lý
Một số trường hợp khi mắc các bệnh lý về xương khớp hoặc liên quan đến rối loạn chuyển hoá như: viêm đa khớp, tiểu đường, viêm gân, bệnh gout hay thoái hoá khớp,… cũng là nguyên nhân gây ra bệnh.
2.5. Thói quen lười vận động
Hầu hết giới trẻ hiện nay đang gặp phải thói quen lười vận động, đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hoá. Lười vận động sẽ làm suy giảm quá trình sản xuất ra dịch bôi trơn ở khớp, làm giảm mật độ xương, khiến cho xương rất dễ bị tổn thương.
2.6. Nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân được nêu ra ở trên, thì còn có các những yếu tố khác như: di truyền, dị dạng bẩm sinh hoặc căng thẳng,…
3. Triệu chứng của bệnh viêm khớp cổ chân
Những triệu chứng điển hình của bệnh nhân viêm khớp cổ chân:
- Cứng khớp vào buổi sáng: Tình trạng cứng khớp sẽ xảy ra ở mọi thời điểm trong ngày nhưng thông thường sẽ xảy ra nhiều vào buổi sáng, khi người bệnh thức dậy sẽ rất dễ xuất hiện tình trạng cứng khớp, rất khó khăn đi lại.
- Đau nhói cổ chân: Khi bệnh nhân thực hiện các hoạt động có ảnh hưởng đến vùng khớp cổ chân như đi lại, thể thao,… sẽ gây ra các cảm giác đau nhói và rất khó chịu ở cổ chân. Đồng thời khi có sự thay đổi của thời tiết thì cơn đau cũng sẽ dữ dội, đột ngột hơn. Cơn đau sẽ giảm nhiều khi người bệnh nghỉ ngơi.
- Xuất hiện sưng viêm và tấy đỏ ở cổ chân: Ở vùng cổ chân nhất là vùng khớp bị viêm sẽ xuất hiện dấu hiệu nóng đỏ và sưng tấy. Nếu không được điều trị kịp thời thì phạm vi của vùng tấy đỏ này sẽ càng rộng và có thể lan đến mắt cá chân.
- Khi di chuyển phát ra tiếng lạo xạo: Tiếng kêu lắc rắc và lạo xạo sẽ xuất hiện khi người bệnh di chuyển hoặc chạy nhảy.
4. Mắc bệnh lý viêm khớp cổ chân có nguy hiểm không?
“Khi mắc bệnh viêm khớp cổ chân có gặp nhiều nguy hiểm không?” – Đây là câu hỏi mà đại đa số người bệnh đều thắc mắc.
Theo như các chuyên gia thì viêm khớp cổ chân không gây nguy hiểm ở giai đoạn đầu, nhưng khi bệnh bước vào giai đoạn nặng mà người bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra viêm bao hoạt dịch cổ chân.
Lúc này, bệnh sẽ gây ra tình trạng cứng khớp khiến cho khả năng sinh hoạt, vận động cũng như đi lại của người bệnh sẽ bị tác động nghiêm trọng.
Ngoài ra, nếu bệnh thường xuyên gây ra những cơn đau nhức, người bệnh sẽ có xu hướng lo sợ vận động, việc này nếu kéo dài trong thời gian dài sẽ khiến:
- Hạn chế lượng máu lưu thông đến chân.
- Đồng thời các khớp cổ chân không được bổ sung những dưỡng chất cần thiết để phục hồi tổn thương khiến cho bệnh gây ra các biến chứng như teo cơ, biến dạng xương.
5. Phương pháp điều trị bệnh viêm khớp cổ chân
Dựa vào những dấu hiệu, triệu chứng ở trên, nếu nghi ngờ bản thân đã mắc bệnh thì điều quan trọng mà người bệnh nên làm là đến thẳng cơ sở y tế để xác định, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp với tình trạng.
Như thông thường, để chẩn đoán chính xác, đầu tiên bác sĩ sẽ thực hỏi những thông tin về người bệnh như chấn thương trước đó, về vấn đề người thân có mắc bệnh này chưa.
Tiếp theo sẽ thực hiện khám lâm sàng và và bệnh nhân sẽ được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ và chụp CT. Sau khi bệnh nhân đã thực hiện xong, bác sĩ sẽ dựa vào những kết quả đó để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với từng trường hợp cụ thể.
Những phương pháp điều trị bệnh phổ biến nhất hiện nay là: dùng thuốc Tây, vật lý trị liệu, thuốc Nam và phẫu thuật.
Trên đây hoàn toàn là những thông tin chính xác và cần thiết cho bạn về bệnh viêm khớp cổ chân để bạn có thể tìm hiểu để có những hiểu biết cần thiết về bệnh. Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích về kiến thức chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình. Và quan trọng hơn hết, nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng trên, đừng chủ quan mà hãy đến ngay bệnh viện để kịp thời chẩn đoán và điều trị nhé!!
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt