Bệnh viêm đa khớp dạng thấp kiêng ăn gì và nên ăn gì?
Với tỷ lệ người mắc bệnh 0,5 – 2% dân số trên thế giới, viêm đa khớp dạng thấp đang là căn bệnh khá phổ biến tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên nếu biết cách, bạn vẫn có thể đồng hành vui vẻ với căn bệnh mãn tính này. Vậy viêm đa khớp dạng thấp kiêng ăn gì và nên ăn gì để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây:
Nội dung bài viết
1. Viêm đa khớp dạng thấp là gì?
Viêm đa khớp dạng thấp là một căn bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất trong các bệnh lý về cơ xương khớp có liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể. Cần phân biệt rõ bệnh viêm đa khớp và viêm đa khớp dạng thấp vì đây là hai bệnh hoàn toàn khác nhau.
- Viêm đa khớp là chỉ tình trạng viêm một hay nhiều khớp, tình trạng viêm đau chỉ ảnh hưởng đến khớp và gây thoái hóa khớp.
- Nhưng viêm đa khớp dạng thấp lại là một căn bệnh nguy hiểm hơn rất nhiều, bệnh xuất hiện khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công vào bao hoạt dịch khớp gây viêm đau khớp, sau đó từ từ phá hủy sụn khớp, hệ xương, gây biến dạng khớp, hoại tử khớp, và phá hủy các khớp xương.
Cùng với việc phá hủy các khớp xương, viêm đa khớp dạng thấp còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan bộ phận khác trong có thể như tim, phổi, thận…
2. Nguyên nhân và triệu chứng viêm đa khớp dạng thấp
2.1. Nguyên nhân viêm đa khớp dạng thấp
Dựa trên thực tế các ca lâm sàng, bệnh viêm đa khớp dạng thấp có thể do một số nguyên nhân dưới đây:
- Do nhiễm khuẩn: Khi virus, vi khuẩn hay một số những yếu tố dị nguyên khác xâm nhập vào trong cơ thể, gặp điều kiện thuận lợi (sức đề kháng kém, cơ thể mệt mỏi, sau phẫu thuật…) chúng có thể làm phát bệnh
- Giới tính: Thực tế, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp cao hơn nam giới rất nhiều, chiếm từ 70 – 80% trong tổng số những ca mắc bệnh.
- Do môi trường: Ô nhiễm không khí, nhiễm độc, hay tiếp xúc với hóa chất độc hại… cũng là nguyên nhân phát bệnh
- Do yếu tố di truyền: Nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn khi trong gia đình bạn có người mắc bệnh.
- Một số yếu tố khác như: những người có nền tảng sức khỏe yếu, sức khỏe tâm thần kém, hay căng thẳng lo lắng, những người thừa cân béo phì…
2.2. Triệu chứng viêm đa khớp dạng thấp
Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh có những triệu chứng rất điển hình. Các triệu chứng trên được chia làm hai giai đoạn theo tiến triển của bệnh.
Giai đoạn khởi phát
Đau khớp: Khi mới xuất hiện, các cơn đau nhẹ, tần suất thấp. Các cơn đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Kèm với triệu chứng đau, các khớp thường bị sưng, nóng, đỏ.
Đau nhiều khớp cùng một lúc đặc biệt là khớp tay và chân, các khớp đau có tính chất đối xứng hai bên.
Sốt nhẹ, người mệt mỏi, yếu cơ, sụt cân, rụng tóc…
Giai đoạn toàn phát
Các cơn đau kéo dài trên 6 tuần
Mức độ viêm khớp nặng hơn, các khớp sưng to, nóng, đỏ, đau dữ dội và kéo dài. Đau tăng dần về đêm và gần sáng.
Hạn chế vận động.
Một số khớp đặc biệt là ngón tay, ngón chân có dấu hiệu bị biến dạng, cổ tay có hình lưng lạc đà.
Lớp da vùng khuỷu tay, trên xương chày xuất hiện nhiều hạt.
Người mệt mỏi, chán ăn, đau nhức toàn thân, sốt, căng thẳng, stress.
Có thể xuất hiện thêm một số biến chứng nguy hiểm khác như: viêm thận, tràn dịch màng phổi, màng tim, phù, nổi ban, hạt dưới da….
3. Viêm đa khớp dạng thấp kiêng ăn gì?
Bên cạnh quá trình điều trị bệnh thì việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng cũng là một liều thuốc thúc đẩy việc phục hồi diễn ra nhanh chóng hơn. Bởi thực phẩm được chúng ta nạp vào mỗi ngày, nên nó sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta. Đặc biệt là đối với người mắc viêm đa khớp dạng thấp, cần lưu ý những thực phẩm sau để tránh được những biến chứng nguy hiểm nhé.
3.1. Nội tạng động vật
Một trong những hạn chế trong việc ăn uống chính là nội tạng động vật. Đây là loại thực phẩm có chứa hàm lượng photpho vô cùng cao. Khi photpho được đưa vào cơ thể, nó sẽ phá vỡ cấu trúc canxi trong xương, khiến xương mất đi tính cân bằng, trở nên suy yếu và dễ vỡ. Kèm theo đó, trong nội tạng động vật còn chứa nhiều chất béo và cholesterol. Đây được coi là thủ phạm hàng đầu gây nên những cơn đau nhức dữ dội, đặc biệt là ở người mắc bệnh gout.
3.2. Thức ăn nhanh
Đồ chiên xào, cay nóng, đồ ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ đều được xếp vào nhóm thức ăn nhanh không tốt cho sức khỏe người mắc bệnh về viêm khớp. Do hàm lượng chất béo bão hòa cao, nên thức ăn nhanh sẽ thúc đẩy quá trình sưng tấy ở các khớp, làm tăng cảm giác đau nhức khó chịu đến tột cùng.
Bên cạnh đó, sử dụng quá nhiều thức ăn nhanh sẽ khiến người bệnh mau chóng tăng cân, thừa cân. Từ đó sẽ khiến các khớp xương phải gánh thêm một khối lượng nặng nề, làm tăng cảm giác đau và tình trạng viêm tấy.
3.3. Các chất kích thích
Nhắc đến nhóm thực phẩm người bị viêm đa khớp dạng thấp kiêng ăn, không thể không kể đến nhóm chất kích thích như rượu, bia, cafe, thuốc lá,… Ai cũng biết nhóm chất này gây hại đến sức khỏe con người, ngay cả với người khỏe mạnh, chứ không chỉ người bệnh. Bởi thuốc lá sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Còn rượu, bia sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Như vậy, đối với người đang mắc bệnh, việc sử dụng nhóm chất kích thích này đồng nghĩa với việc “thêm dầu vào lửa”, khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn và khó có thể điều trị được.
3.4. Thực phẩm giàu tinh bột
Tiếp theo trong “danh sách đen” của nhóm thực phẩm kiêng ăn chính là thực phẩm giàu tinh bột như cơm, ngô, khoai, gạo nếp,… Theo các chuyên gia cho biết, tinh bột là thủ phạm khiến quá trình hấp thụ canxi trở nên khó khăn hơn. Đồng thời, nó còn làm tăng phản ứng gây viêm, tăng mức độ đau đớn ở các khớp xương, cản trở quá trình phục hồi của người bệnh.
3.5. Đồ ngọt
Thực phẩm cuối cùng mà người mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp nên loại bỏ khỏi danh sách chính là đồ ngọt. Bởi hàm lượng đường cao trong đồ ngọt sẽ tăng phản ứng viêm lên các khớp xương, gây đau nhức, thậm chí có thể khiến khớp bị biến dạng. Đồng thời, nó còn khiến người bệnh dễ mắc thêm các bệnh về tiểu đường, dễ tăng cân và vô hình chung tạo một áp lực không nhỏ lên mô sụn và đầu xương.
4. Viêm đa khớp dạng thấp nên ăn gì?
Cân bằng trong chế độ dinh dưỡng là chìa khóa dẫn đến con đường khỏi bệnh nhanh chóng. Bên cạnh việc gạt những thực phẩm xấu ra khỏi thực đơn, các bạn cũng nên lưu ý về nhóm thực phẩm tốt cần bổ sung mỗi ngày nhé
Thực phẩm giàu omega-3 tốt cho sức khỏe
- Thực phẩm chứa nhiều omega-3: Đây là nhóm thực phẩm giúp hạn chế tình trạng sưng viêm ở khớp cực hiệu quả như cá hồi, các loại hạt, quả bơ…
- Thực phẩm chứa nhiều canxi: Việc bổ sung canxi mỗi ngày sẽ khiến xương khớp trở nên rắn chắc và dẻo dai hơn, hạn chế tình trạng loãng xương ở người bệnh như tôm, cua…
- Rau xanh, trái cây: Trong rau xanh và hoa quả có chứa một hàm lượng vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe, giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn như bông cải xanh, rau mồng tơi…
Bên cạnh việc có một thực đơn ăn uống khoa học, lành mạnh, các bạn cũng nên tập thể dục thể thao thường xuyên để quá trình trao đổi chất diễn ra đều đặn, lưu thông mạch máu, làm tăng sức đề kháng của cơ thể.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt