Cần phải làm gì khi bị thoái hóa đốt sống cổ?

Cần phải làm gì khi bị thoái hóa đốt sống cổ là câu hỏi rất nhiều bệnh nhân đặt ra bởi bệnh này khiến cho cuộc sống của họ gặp rất nhiều phiền toái. Để tìm câu trả lời cho vấn đề trên, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

1. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xương khớp phổ biến

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh bị đau ở đốt sống cổ do dây thần kinh bị chèn ép, nó gây cho người bệnh sự đau đớn, khó chịu. Các cơn đau này có thể dai dẳng hay âm ỉ và lúc đầu chỉ là đau ở đốt sống cổ nhưng nó sẽ lây sang các đốt sống ở lưng, thậm chí là lan xuống bả vai, cánh tay hay chân.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ cần phải được điều trị càng sớm càng tốt bởi để lâu sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Người gặp biến chứng nhẹ thì chỉ là những cơn đau kéo dài, còn người bị nặng có thể dẫn đến bại liệt. Do đó, điều trị thoái hóa đốt sống cổ là việc rất cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, người bệnh cần phải làm gì khi bị thoái hóa đốt sống cổ thì không phải ai cũng biết.

2. Cần phải làm gì khi bị thoái hóa đốt sống cổ?

Điều đầu tiên cần làm khi phát hiện thấy bản thân có một vài hoặc tất cả các dấu hiệu mắc bệnh trên là đến ngay các phòng khám chuyên khoa uy tín để được thăm khám và thực hiện các bước xét nghiệm, chẩn đoán lâm sàng về tình trạng chính xác của bệnh. Điều trị càng sớm, bệnh sẽ càng có ít cơ hội biến chứng nặng nề. Hãy tham khảo và kết hợp các phương pháp điều trị linh hoạt sao cho phù hợp nhất với điều kiện của bản thân. Trong khi chờ đợi việc điều trị phát huy tác dụng thì vẫn có những điều bạn cần thực hiện để đẩy nhanh tác dụng của việc chữa bệnh và tự bản thân ngăn ngừa sự phát triển xấu của bệnh.

2.1. Theo đuổi và duy trì một lối sống khỏe mạnh năng động

Trong rất nhiều nghiên cứu và công bố, tập luyện vẫn luôn được cho rằng là một trong những phương pháp rất quan trọng trong trị bệnh thoái hóa. Bạn càng rèn luyện sức mạnh, sự dẻo dai cho cơ thể nhiều bao nhiêu thì những tác động của nó càng kéo dài ngay cả khi tuổi tác đã ảnh hưởng đến bạn.

Một số bài tập cổ bạn có thể áp dụng cho điều trị thoái hóa:

Bài tập số 1: Bài tập giúp thẳng lưng, kéo dãn khớp cổ

Bạn ngồi thẳng người trên ghế, giữ cho lưng và cổ thẳng hàng với nhau. Thực hiện động tác gập cổ về phía trước và ngửa về phía sau, thực hiện đến động tác nào thì giữ nguyên tư thế đến khi thấy mỏi cổ thì dừng lại nghỉ và thực hiện động tác tiếp theo.

Bài tập số 2:

Với động tác này người tập có thể ngồi bắt chéo chân trên thảm hoặc ngồi trên ghế và để bàn chân bằng phẳng trên sàn. Nới rộng cánh tay phải so với đầu gối phải hoặc cạnh ghế, vòng tay trái sang phía bên phải đầu và ấn nhẹ đầu về bên trái. Tác động lực nhẹ nhàng để gia tăng sức căng cho vùng cổ. Giữ tư thế trong vòng 30 giây, rồi trở về tư thế cũ và thực hiện động tác ở phía bên kia.

Động tác cho người thoái hóa đốt sống cổ

Bài tập số 3:

Bạn ngồi thư giãn trên ghế hoặc trên sàn, đan 2 tay vào nhau và vòng ra sau đầu, giữ cho lưng thẳng và dồn trọng lực từ hông xuống sàn. Tại đây, bạn từ từ ấn tay xuống phía đùi sao cho cằm hướng về phía ngực. Khi ấn xuống, nhớ cong gót chân và kéo đầu ra xa khỏi vai. Động tác này sẽ giúp tăng lực kéo giãn nhiều hơn. Giữ tư thế trong vòng 30 giây rồi từ từ nâng đầu dậy và thả lỏng cánh tay.

2.3. Tăng khả năng giảm viêm và nâng cao sức khỏe cơ khớp với chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng một chế độ ăn nghèo nàn sẽ làm gia tăng sự viêm nhiễm, gia tăng các enzyme có thể phá hủy đi các collagen và protein quan trọng trong việc duy trì các phần mềm quanh khớp được khỏe mạnh. Thế nên, trong số các yếu tố giúp người bệnh chống lại bệnh thoái hóa đốt sống thì dinh dưỡng đóng một vai trò cũng không kém phần quan trọng.

Trong đó, việc bổ sung các thực phẩm giàu acid béo omega-3, chất chống oxy hóa, chất khoáng và các vitamin cần thiết giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, giảm viêm, đau, giữ cho các phần mềm quanh khớp khỏe mạnh và tái tạo khung xương.

Hãy cố gắng cung cấp cho cơ thể những thực phẩm sau nhiều nhất có thể:

  • Rau xanh (tất cả các loại): Cần đa dạng hóa các loại rau ăn và nên ăn từ 4 đến 5 phần mỗi ngày.
  • Hoa quả để nguyên quả (không phải nước ép): 3 đến 4 phần ăn 1 ngày là lượng cần thiết cho hầu hết mọi người.
  • Các loại thảo dược, gia vị và trà như nghệ, gừng, rau húng, cỏ xạ hương, trà xanh và cà phê nguyên chất…
  • Thực phẩm giàu men vi sinh – probiotic: có trong sữa chua, nước quả lên men, hay rau quả tự trồng.
  • Các loại cá đánh bắt, trứng gà ta và thịt động vật ăn cỏ hoặc không nuôi bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng các chất omega-3 và vitamin D cao hơn các loại thực phẩm công nghiệp và là nguồn chứa dồi dào các protein, selen và vitamin nhóm B.
  • Chất béo có lợi: có trong bơ động vật chăn thả, dầu dừa, dầu oliu nguyên chất, các loại hạt.
  • Các loại ngũ cốc, đậu, đỗ nguyên hạt.
  • Nước xương: chứa nhiều collagen và giúp củng cố các khớp xương khỏe mạnh.

2.3. Duy trì một trọng lượng cơ thể hợp lý

Việc trọng lượng cơ thể ở mức quá tải sẽ làm căng các phần mềm và khớp xương. Thế nên, cần theo đuổi một trọng lượng hợp lý với các cách thức tích cực và kết hợp cùng luyện tập nhiều hơn. Cần xác định đây là một thay đổi mang tính lâu dài chứ không chỉ là một thực đơn giảm cân nhanh với hàm lượng calo thấp có thể gây ra nhiều thiệt hại đến cơ thể và bệnh tình.

2.4. Nghỉ ngơi và thư giãn đầy đủ

Không ngủ đủ giấc, làm việc quá nhiều, không dành thời gian để thư giãn, các khớp xương và cơ bắp của bạn sẽ phải làm việc vất vả hơn để phục hồi, các hormone gây căng thẳng, cân nặng, và tình trạng viêm nhiễm đều có xu hướng gia tăng.

Thế nên hãy đảm bảo bạn ngủ đủ giấc mỗi tối (7- 9 tiếng) để giảm thiểu những căng thẳng mà cơ thể đang phải gồng gánh. Hãy tập lắng nghe và hiểu các cảnh báo của cơ thể để biết khi nào thì nên nghỉ ngơi, dừng làm việc, hay giảm nhịp độ xuống, sẽ giúp tránh được các cơn giận dữ, bị kiệt sức hay mệt mỏi quá độ.

Ngủ đủ giấc là một trong những biện pháp cải thiện tình trạng thoái hóa xương khớp

2.5. Kiểm soát những cơn đau bằng các liệu pháp ngoài dược học

Đây có thể là vấn đề khó nhất trong việc đẩy lùi chứng bệnh thoái hóa đốt sống bởi những cơn đau không chỉ gây khó chịu về mặt cảm nhận, chúng còn ngăn không cho bạn làm những công việc mong muốn hay yêu thích một cách thoải mái. Việc dùng thuốc hay phẫu thuật có thể sẽ được thực hiện tùy tình hình của bạn nhưng vẫn có những biện pháp giảm đau an toàn mà vẫn cho các tác động tương tự như: châm cứu, massage, xoa bóp, hay tắm hơi với liệu pháp chườm nóng, lạnh hoặc tại các phòng tắm hơi có sử dụng chiếu đèn hồng ngoại để kích thích giảm đau.

Trên đây là tất cả những điều bạn cần để làm gì khi bị thoái hóa đốt sống cổ. Một điều quan trọng mà bạn cần ghi nhớ, đó là bản thân bạn đóng vai trò quan trọng nhất, không thể thay thế trong quá trình chữa bệnh. Thế nên việc điều trị có đạt kết quả tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào thái độ tích cực và mong muốn chữa bệnh của bản thân chính người bệnh.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7