Một số thói quen gây thoái hóa cột sống cổ bạn không nên bỏ qua

Trong sinh hoạt thường ngày, chúng ta thường vô tình mắc một số thói quen có hại gây thoái hóa cột sống cổ. Những thói quen này nếu không điều chỉnh sẽ có hại cho xương khớp, cột sống, làm biến dạng hoặc thoái hóa nhanh. Cùng tìm hiểu bài viết để hiểu sâu hơn.

1. Một số thói quen xấu gây thoái hóa cột sống cổ

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, cột sống cổ dễ bị tổn thương do những tác động từ thói quen sinh hoạt, tập luyện của con người. Một số thói quen xấu gây hại đến xương khớp có thể khiến bạn sớm bị thoái hóa cột sống, gặp các vấn đề như thoát vị đĩa đệm, đau lưng, cong vẹo cột sống… Dưới đây là một số thói quen cần tránh:

1.1. Cúi đầu xem điện thoại trong thời gian dài

Sử dụng điện thoại trong thời gian dài khiến cột sống bị tác động nghiêm trọng. Đây là thói quen có hại cho xương khớp, thủ phạm gây ra thoái hóa cột sống cũng như các bệnh về cổ và lưng. Khi bạn cúi đầu hoặc nghiêng đầu sang một bên trong thời gian dài sẽ gây áp lực cho tủy sống, khiến tình trạng thoái hóa cột sống cổ tiến triển nhanh hơn.

Để dùng điện thoại đúng cách, tránh ảnh hưởng đến mắt và cột sống cổ, bạn cần đặt điện thoại ngang tầm mắt khi sử dụng, không đặt trên đùi hay mặt bàn thấp. Hạn chế sử dụng điện thoại liên tục trong thời gian dài cũng giảm nguy cơ cong vẹo, thoái hóa cột sống và những bệnh về mắt, thần kinh.

Sử dụng điện thoại trong thời gian dài là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ
Sử dụng điện thoại trong thời gian dài là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ

1.2. Nằm sấp

Ngủ nằm sấp là tư thế yêu thích của rất nhiều người, tuy nhiên đây lại là thói quen có hại xương khớp, dễ gây ra những vấn đề như đau xương khớp, đau lưng, thoái hóa cột sống cổ… Nằm sấp đặc biệt có hại cho trẻ em và thiếu niên, xương lồng ngực chưa phát triển và còn yếu rất dễ trở nên dẹt, làm cột sống bị cong nhiều hơn.

1.3. Ngồi cong lưng

Nhiều người có thói quen ngồi cong lưng khi làm việc, khi học bài hoặc khi ăn cơm… Đặc biệt ở dân văn phòng thường đổ người về hướng máy tính, lâu dần gây ra tình trạng gù lưng, cong vẹo cột sống, thoái hóa cột sống cổ…

Một số thói quen có hại cho xương khớp khác như ngồi nhiều, lười vận động, ngồi cúi khom người, ngồi xổm hay ngồi bắt chéo chân là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ, cong vẹo cột sống mà nhiều người không ngờ tới.

Đối với dân văn phòng, người làm việc máy tính thường xuyên nên chú ý: Không nên ngồi làm việc quá lâu ở một tư thế trong 60 phút. Bạn có thể đi lại nhẹ nhàng kết hợp vận động tay chân, khớp vai, cổ…sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, cột sống được thư giãn và tránh các vấn đề về xương khớp.

1.4. Tập luyện thể thao không đúng cách gây chấn thương cột sống cổ

Tập luyện thể thao không đúng cách có thể khiến xương khớp bị chấn thương nhất là trẻ em hoặc thanh thiếu niên xương đang trong thời gian phát triển. Thực hiện các động tác nặng, được lặp lại nhiều lần sẽ tạo áp lực lên cột sống cổ nhiều hơn.

Nếu bạn muốn tập các bài tập bổ trợ phát triển, cần nghiên cứu và xin tư vấn của bác sĩ về cường độ tập luyện phù hợp.

Thoái hóa cột sống cổ không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình, tâm lý, mà còn tác động tới toàn bộ cơ thể. Chính vì thế, ngay khi phát hiện bệnh lúc còn nhẹ thì hãy tới bác sĩ ngay để điều chỉnh sớm nhất có thể. Đồng thời chủ động có những phương pháp phòng tránh, tránh xa những thói quen có hại cho xương khớp, luyện tập các bài tập như giãn xương khớp, kéo, thả lỏng…và đặc biệt nhất là phải chú ý điều chỉnh tư thế trong sinh hoạt hàng ngày sao cho đúng nhất.

2.  Bài tập hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống cổ hiệu quả

Việc sử dụng các bài tập tại nhà nhằm hỗ trợ điều trị và giảm đau hiện đang là phương pháp điều trị mang đến các hiệu quả tích cực trên bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ.

2.1. Bài tập đẩy cằm

Là bài tập có hiệu quả tốt trên bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ, có tác dụng kéo giãn các cơ ở vùng trước và sau cổ, nên làm các đốt sống cổ được hạn chế bớt tình trạng bị đè ép liên tục.

Để thực hiện bài tập, người bệnh ngồi ngay ngắn ở tư thế thẳng, dùng hai tay trái và phải đan vào nhau, hai ngón cái áp sát song song vào nhau. Bệnh nhân dùng hai ngón tay cái đặt dưới cằm, đẩy cằm từ từ về sau tối đa. Bệnh nhân đếm từ 1 đến 5, sau đó trở về tư thế ban đầu.

Sau đó, người bệnh giữ hai tay ôm sau đầu, kéo đầu về trước gập cằm vào ngực, đếm đến năm và trở về tư thế ban đầu. Bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ thực hiện luân phiên hai động tác trên 10 lần mỗi ngày sẽ hiệu quả tích cực.

2.2. Bài tập xoay cổ

Bài tập xoay cổ trên bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ có nhiều tác dụng khác nhau như thư giãn các cơ vùng cổ, giảm cứng cổ, giảm sự chèn ép các dây thần kinh vùng cổ,…

Thực hiện bài tập khá đơn giản, bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ ngồi hoặc đứng để có thể thực hiện được, người bệnh nên ngồi hơn là đứng để tránh bị ngã do chóng mặt sau khi luyện tập. Bệnh nhân ngửa đầu ra sau tối đa, xoay cổ theo chiều kim đồng hồ, rồi lại xoay theo chiều ngược lại. Mỗi lần luyện tập nên kéo dài từ 1 đến 2 phút, nên luyện tập đều đặn mỗi ngày.

Bài tập xoay cổ kéo giãn các cơ ở vùng trước và sau cổ tốt cho người thoái hóa cột sống cổ
Bài tập xoay cổ kéo giãn các cơ ở vùng trước và sau cổ tốt cho người thoái hóa cột sống cổ

2.3. Bài tập con lạc đà

Có tác nhiều tác dụng khác nhau như thư giảm đau cổ, vai gáy, kéo giãn các đốt sống và thư giãn các cơ quan nội tạng trong cơ thể, bài tập con lạc đà là một trong các bài tập hữu ích đối với bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ.

Bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ thực hiện bài tập bằng cách, quỳ gối trên nền, đứng bằng hai gối, hai bàn tay nắm lấy hai cổ chân, ngửa thẳng cổ lên trên. Giữ tư thế như vậy trong khoảng 30 giây rồi luyện tập động tác khác.

Trên đây là 3 bài tập giúp giảm đau cho người bị thoái hóa cột sống cổ ngay tại nhà một cách hiệu quả. Để có được hiệu quả giảm đau tốt, hãy kiên trì thực hiện đều đặn các động tác trên hằng ngày.

3. Một số lưu ý khi luyện tập các bài tập

Luyện tập các bài tập tại nhà đang là xu hướng rất phổ biến khi những bài tập này giúp bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ giảm bớt đau đớn và không để lại tác dụng phụ sau quá trình áp dụng như khi sử dụng các biện pháp giảm đau khác chẳng hạn như dùng thuốc hay phẫu thuật. Tuy nhiên, khi áp dụng các bài tập tại nhà người bệnh nên lưu ý một số điều sau:

3.1. Có chế độ luyện tập thích hợp

Việc luyện tập các bài tập giúp giảm đau cho bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ chỉ thực sự khi bệnh nhân có một chế độ luyện tập thích hợp. Khi luyện tập bệnh nhân cần đảm bảo cường độ vừa phải không lạm dụng luyện tập quá nhiều lần để nhanh chóng có hiệu quả vì như vậy sẽ làm nặng hơn tình trạng bệnh và gây đau đớn nhiều hơn.

Đồng thời, cũng nên lựa chọn các động tác mà bản thân có thể thực hiện được, không nên cố gắng tập các động tác quá khó vượt qua sức chịu đựng của bản thân. Điều này rất nguy hiểm bởi cột sống của bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ có thể bị tổn thương nhiều hơn.

Chế độ luyện tập thích hợp giúp giảm đau cho bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ
Chế độ luyện tập thích hợp giúp giảm đau cho bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ

3.2. Kiên trì luyện tập

Kiên trì luyện tập là điều rất quan trọng khi muốn giảm đau thoái hóa đốt sống cổ bằng các bài tập tại nhà. Hiệu quả giảm đau của các bài tập này không được biểu hiện ngay khi mới bắt đầu luyện tập mà cần phải trải qua một thời gian mới bắt đầu có những hiệu quả mong muốn. Do vậy, người bệnh thoái hóa cột sống cổ cần có sự kiên trì luyện tập đều đặn

Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7