Thoái hóa cột sống cổ và những điều bạn nên biết
Hiện nay, do tính chất công việc nên số lượng người mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ ngày càng nhiều. Một khi đã bị tình trạng này, bạn cần phải xác định điều trị lâu dài và kiên nhẫn với phương pháp trị liệu. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin tổng quan giúp các bạn có cái nhìn chi tiết hơn về bệnh và chọn lựa được cách phòng cũng như điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Nội dung bài viết
1. Thoái hóa cột sống cổ là gì?
Thoái hóa cột sống cổ là sự thoái hóa không đặc hiệu và thường gặp của cột sống, đĩa đệm, khớp cổ. Những thay đổi cấu trúc vùng này có thể gây áp lực lên rễ thần kinh, tủy sống.
Thoái hóa cột sống cổ không chỉ ở người già mà còn ở cả những người trẻ thường làm việc trong văn phòng, ít vận động hoặc phải cúi nhiều. Các dấu hiệu điển hình của bệnh có thể dễ nhận thấy là cổ cứng khó xoay chuyển kèm đau cổ, sau đó lan xuống vai, ngoài ra còn đau đầu không rõ nguyên nhân.
2. Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ
Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ thường bắt nguồn từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Cùng điểm qua một số nguyên nhân điển hình như sau:
- Do chấn thương: Nếu tai nạn hoặc chấn thương tác động lên vùng cột sống cổ nhưng không được điều trị hợp lý sẽ làm quá trình thoái hóa diễn ra.
- Do tuổi tác: Theo thời gian, cơ thể chúng ta sẽ diễn ra quá trình thoái hóa tự nhiên, từ khoảng 45 tuổi thì quá trình thoái hóa bắt đầu. Khớp cột sống cổ là khớp thường xuyên cử động, vì vậy nguy cơ thoái hóa tập trung ở vùng này rất cao. Nếu kết hợp với các thói quen không tốt sẽ hình thành nên bệnh thoái hóa cột sống cổ.
- Do tính chất công việc: Nhiều người có tính chất công việc nặng nhọc, thường xuyên ngồi hoặc đứng làm một thao tác… tất cả đều tác động tới các cột sống làm cho quá trình thoái hóa diễn ra
- Do giới tính : Bệnh thoái hóa cột sống cổ gặp nhiều hơn ở nam giới là do lao động nặng, chơi thể thao quá độ. Còn đối với nữ giới mắc phải bệnh này, nguyên nhân chủ yếu do thiếu hụt canxi, hậu quả của việc mang thai và sinh nở.
- Luyện tập thể thao quá sức: Hoạt động thể dục thể thao nếu như không được thực hiện đúng cách và khoa học sẽ có tác dụng ngược lại đó là làm quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn. Vì vậy, luyện tập thể thao điều độ, hợp lý để bảo vệ sức khỏe xương là điều rất cần thiết.
- Do giới tính: Bệnh thoái hóa cột sống cổ gặp nhiều hơn ở nam giới do lao động nặng, chơi thể thao quá độ. Còn đối với nữ giới khi mắc phải bệnh này nguyên nhân chủ yếu là do thiếu hụt canxi, hậu quả của việc mang thai và sinh nở gây ra.
3. Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống cổ
Ngoài các dấu hiệu cổ bị cứng, khó xoay chuyển kèm theo là đau cổ lan dần xuống vai, thỉnh thoảng có các cơn đau đầu không rõ nguyên nhân thì bệnh còn có các biểu hiện khác như:
- Luôn có cảm giác đau buốt khó chịu ngay cả khi nghỉ ngơi, mọi cử động đều gây nên đau đớn.
- Các động tác cổ bị vướng và đau thậm chí có thể bị vẹo cổ.
- Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ; ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, gây sái cổ; đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán; đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một hoặc cả hai bên.
- Trong một số ít trường hợp còn kèm theo cảm giác tay kém linh hoạt, bàn tay bị tê liệt. Thoái hóa cột sống cổ khiến tay kém linh hoạt.
- Thay đổi thời tiết đột ngột hoặc tư thế nằm ngủ sai có thể gây cứng cổ sáng hôm sau. – Bị cứng cổ, không tự đi được và rất sợ những cơn ho, hắt hơi.
- Đau ê ẩm vùng gáy hoặc cả mảng đầu sau, rồi lan sang mảng đầu bên phải.
- Một số trường hợp bị đau liên tục, không quay đầu sang trái hay phải được mà phải xoay cả người… Ngoài ra, với chứng thoái hóa cột sống cổ trên (đoạn C1– C4), người bệnh còn có triệu chứng nấc, ngáp, chóng mặt,…
4. Chữa thoái hóa cột sống cổ như thế nào?
Mặc dù khó có thể chữa dứt điểm thoái hóa cột sống cổ nhưng các phương pháp hỗ trợ, cải thiện tình trạng bệnh hiện nay cũng rất hiệu quả, giúp giảm nguy cơ tái phát.
Phương pháp điều trị giảm đau bao gồm: Các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc, trong đó biện pháp không dùng thuốc luôn được ưu tiên trước cho bệnh nhân vì đa phần các loại thuốc giảm đau đều có hại cho dạ dày.
4.2. Không dùng thuốc
Các biện pháp chữa trị không dùng thuốc là: Chiếu đèn, chiếu tia hồng ngoại vào vùng cổ và gáy dưới. Tác dụng của nhiệt sẽ làm giãn cơ và dây chằng, từ đó giúp giảm đau. Ngoài sử dụng biện pháp chiếu đèn, các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân cần phối hợp tập luyện hàng ngày với các bài tập vận động cột sống cổ, vừa có tác dụng giảm đau lại kích thích hệ thống xương khớp hoạt động và làm chậm quá trình thoái hóa.
Người bệnh có thể chữa trị, cải thiện tình trạng bệnh bằng cách duy trì chế độ nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý, nằm đúng tư thế. Bên cạnh đó, một số phương pháp làm giảm các cơn đau và chứng co cứng cơ như: Massage, tắm bùn nóng, bấm huyệt, tập yoga hay tắm suối nước khoáng cũng được khuyến khích.
4.2. Dùng thuốc
Hiện nay, bệnh thoái hóa cột sống cổ là một trong những căn bệnh chưa có thuốc điều trị hoàn toàn, người bệnh chỉ có thể sử dụng các loại thuốc có tác dụng giảm đau và làm chậm quá trình thoái hóa.
Các loại thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau không có steroid được kết hợp với thuốc giãn cơ sử dụng thời gian ngắn trong trường hợp người bệnh bị đau nhiều. Các loại thuốc có tác dụng giảm đau và làm chậm quá trình tiến hóa của bệnh, ít gây tác dụng phụ tới dạ dày như: chondroitin, diacerein, glucosamine, bệnh nhân có thể sử dụng thời gian dài.
Nếu người bệnh sử dụng các loại thuốc trên, nhưng vẫn không đỡ thì có thể tiêm thuốc steroid ở ngoài màng cứng. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này, bệnh nhân cần phải có sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt