Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Hiện nay, số người mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ có xu hướng ngày càng tăng lên. Vậy thoái hóa đốt sống cổ là gì? thoái hoá đốt sống cổ có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Nội dung bài viết
1. Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Thoái hóa đốt sống cổ là một loại bệnh lý liên quan đến tuổi tác và ảnh hưởng tới các khớp cũng như đĩa đệm ở bên trong cột sống cổ, nó còn có tên gọi khác là viêm khớp cổ.
Bệnh này được tiến triển từ sự hao mòn của các xương và sụn vùng vai và cổ. Theo một thống kê, những người trên 60 tuổi thì có tới hơn 90% mắc bệnh lý này.
Các triệu chứng điển hình có thể gây nên tình trạng đau nhức kéo dài, cứng khớp… Bệnh thường trải qua 10 cấp độ và mỗi cấp độ sẽ có những dấu hiệu khác nhau.
Cột sống cổ có 7 đốt xương và được kí hiệu từ C1 – C7, được xếp thành một đường cong ưỡn ra phía trước. Trong đó, đốt C1 không có thân đốt và đốt C7 có mỏm gai dài nhất. Khi cúi, ở gáy có thể sờ thấy mỏm xương một cách rõ ràng.
Cùng với đó, cột sống cổ còn được cấu tạo nên từ các đĩa đệm, dây chằng cũng như các dây thần kinh và mạch máu.
Trong cột sống, đốt sống cổ chính là bộ phận dễ bị tổn thương nhất, gây nên nhiều bệnh lý trong đó có thoái hóa đốt sống cổ.
2. Triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Đa phần, trong giai đoạn đầu, người bị thoái hóa đốt sống cổ thường không có biểu hiện bệnh đặc biệt nào trong suốt một thời gian dài. Những triệu chứng bệnh đầu tiên xuất hiện thường là tình trạng đau mỏi, nhức, khó vận động… Bệnh cũng có đau cấp tính và mãn tính, mỗi trường hợp nhất định có các hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ đặc thù.
Sau đây là những triệu chứng bệnh điển hình:
- Đau cấp tính: Các cơn đau tại khu vực cột sống cổ thường kéo đến bất ngờ khi người bệnh chuyển tư thế một cách đột ngột, bê vác vật nặng hay ho, hắt hơi… Cơn đau thường đau buốt, đôi khi phát ra những tiếng “khục” hoặc “rắc”.
- Đau mãn tính: Thoái hóa đốt sống cổ triệu chứng mãn tính thường là những cơn đau âm ỉ và kéo dài. Người bệnh có xu hướng quen với cơn đau này.
- Vận động khó khăn: Các vận động hàng ngày như cúi, ngửa, vươn cổ, xoay trái, xoay phải… khoảng 45 độ gây hiện tượng đau, nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ của bạn lúc này rất cao.
- Rễ thần kinh bị chèn ép và tổn thương: Các rễ thần kinh cổ bị chèn ép thì các cơn đau có xu hướng lan xuống gáy, cánh tay, bàn tay. Trong một số trường hợp người bệnh còn có cảm giác lan xuống xương sống và chân. Khi các rễ thần kinh bị tổn thương, có một số phản xạ tự dưng bị mất kiểm soát như: Mất phản xạ dựng lông, chi trên mất cảm giác, giảm tiết mồ hôi, không phân biệt nóng lạnh được nữa…
- Đốt sống bị biến dạng: Không điều trị kịp thời bệnh có thể mất đường cong sinh lý cổ, cổ bị vẹo, đầu không xoay chuyển được.
- Các dấu hiệu khác: Người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, sụt cân, đau đầu, trí nhớ suy giảm, mất cảm giác ngon miệng, đại tiểu tiện khó khăn.
3. Nguyên nhân bị thoái hóa đốt sống cổ
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng thoái hóa đốt sống cổ. Trong đó, sự hao mòn của sụn, xương và cả đĩa đệm chính là nguyên nhân chính khiến cho vị trí này bị thoái hóa. Cùng điểm qua một số nguyên nhân phổ biến sau đây:
Lão hóa người cao tuổi
Tại sao bị thoái hóa đốt sống cổ thì yếu tố tuổi cao là câu trả lời đầu tiên. Khi cơ thể con người bước qua tuổi 30, đĩa đệm có xu hướng mất dần đi khả năng thẩm thấu cũng như các tế bào sụn có xu hướng kém dần; khả năng chịu áp lực cũng vì thế mà giảm sút.
Yếu tố nghề nghiệp
Mỗi người có một công việc và đặc thù công việc của họ cũng khác nhau. Với những người làm một số công việc như: Bốc vác, thợ may, thợ sơn trần nhà, nha sỹ, thợ cắt tóc… Họ thường xuyên phải cúi đầu hoặc cũng có thể mang vác vật nặng trên vai. Chính vì thế, cột sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thoái hóa đốt sống cổ cũng vì thế mà hình thành.
Chấn thương
Các chấn thương như: tai nạn, chơi thể thao, bị ngã hay vi chấn thương (những chấn thương ở dạng nhẹ nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần) hoàn toàn có thể khiến cho đốt sống cổ có xu hướng bị yếu đi dần hoặc ảnh hưởng ngay lập tức.
Thường xuyên sai tư thế
Khi bạn ngồi, nằm ngủ, nghe điện thoại kẹp ở tai và cổ… Có những thói quen tưởng chừng như vô cùng bình thường như nó lại là những thói quen xấu có thể khiến bạn bị bệnh liên quan tới đốt sống.
Di truyền
Một vài yếu tố như hàm lượng collagen hay năng tổng hợp PG của sụn được nghiên cứu là có thể bị ảnh hưởng bởi sự di truyền. Vì thế, trong gia đình nếu có người bị thoái hóa đốt sống cổ thì khả năng con cái của họ bị bệnh là rất cao.
Các nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân trên thì cũng có một số yếu tố có thể khiến cho người bệnh bị thoái hóa đốt sống cổ như: mắc bệnh lý cột sống, chế độ ăn uống không khoa học, cơ thể căng thẳng…
4. Mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ nguy hiểm không?
Thoái hóa đốt sống cổ đang là một trong những bệnh lý vô cùng phổ biến hiện nay. Nếu như trước đây bệnh thường gặp ở đối tượng người cao tuổi thì nay bệnh lý này đang có xu hướng trẻ hóa.
Những người trẻ tuổi thường xuyên làm việc trong văn phòng, ngồi sai tư thế, ít vận động, thường xuyên cúi nhiều… gây nên những tác động xấu tới vùng cổ.
Thường thì, trong giai đoạn đầu của bệnh, các tác động cũng như biến chứng thường rất nhẹ, người bệnh thường dễ dàng bỏ qua. Tuy nhiên, khi các dấu hiệu bệnh có xu hướng trầm trọng hơn mà không có phương án điều trị thì sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm.
Mắc thoái hóa đốt sống cổ có thể gây nên nhiều tình trạng bệnh lý nguy hiểm như: Rễ dây thần kinh bị chèn ép, gây chứng hẹp ống sống, gây bại liệt vĩnh viễn. Cùng với đó, một số biến chứng bệnh vô cùng nguy hiểm như: Rối loạn tiền đình, rối loạn đĩa đệm đốt sống cổ.
Những hậu quả của thoái hóa đốt sống cổ gây nên là cực kỳ nghiêm trọng và đây là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, không nên chủ quan.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt