Thoái hóa đốt sống cổ là gì và điều trị như thế nào?

Một trong những triệu chứng thoái hóa có tỷ lệ người mắc phải cao nhất chính là thoái hóa đốt sống cổ, chiếm đến 80% trên tổng số người bệnh. Cùng tìm hiểu chính xác thoái hóa đốt sống cổ là gì, mức độ nguy hiểm và phương pháp điều trị như thế nào?

bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ, hay còn gọi là thoái hóa cột sống cổ là một trong những bệnh lý thoái hóa hệ thống xương khớp ở người do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nó là biểu hiện của tình trạng viêm dày và lắng tụ canxi ở các dây chằng dọc cổ, tạo sự chèn ép rễ thần kinh và tủy sống, hư khớp ở các diện đốt sống, đĩa đệm đốt tới các bao hoạt dịch, gây đau nhức vùng cổ và có thể lan sang hai bên vai. Thoái hóa đốt sống cổ ở giai đoạn nặng có thể gây yếu, liệt chi.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh phổ biến của những người làm việc văn phòng. Sự thoái hóa đốt sống không chỉ gặp ở người lớn tuổi mà còn xuất hiện nhiều ở người trẻ làm nghiệp vụ văn phòng, ít vận động hoặc cử động nhiều ở vùng cổ như cúi gập, ngước và xoay cổ liên tục.

Tùy theo loại bệnh và mức độ tổn thương mà trong thời gian dài, người bệnh có thể không cảm thấy sự thay đổi khác thường. Sau đó, những triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện độc lập hoặc cùng lúc, như: vướng cổ, đau nhức, tê mỏi phần gáy,…

Các biểu hiện của bệnh thoái hóa đốt sống cổ

  • Đau nhức từ vùng cổ sang bả vai và lan xuống cánh tay, có cảm giác châm chích tê nhói dọc phía trong cánh tay, khiến người bệnh khó khăn khi nâng tay lên hoặc hạ xuống. Nếu bệnh kéo dài, thoái hóa đốt sống cổ có thể gây biến chứng phức tạp hơn như cảm giác khó nuốt, thấy vướng ở cổ, dễ choáng váng,…
  • Bệnh biểu hiện dưới dạng thoái hóa đĩa đệm, làm biến dạng cột sống cổ, mất đường cong sinh lý, khớp cổ co cứng lại, hạn chế khả năng vận động của người bệnh, đặc biệt trong các tư thế cúi, ngửa đầu.
  • Khi bệnh chuyển biến giai đoạn nguy hiểm, dẫn đến tình trạng viêm khớp, hẹp đĩa liên đốt, hình thành các gai xương chèn ép vào rễ thần kinh gây đau nhức âm ỉ.
  • Với chứng thoái hóa đốt sống cổ vùng cao (đoạn C1 – C2 – C4), người bệnh còn có biểu hiện nấc, ngáp và chóng mặt.

Một số lưu ý quan trọng là cần phân biệt cơn đau của thoái hóa đốt sống cổ với các biểu hiện của khối u trong ống đốt sống cổ. Vì vậy, khi người bệnh có những triệu chứng khác thường ở vị trí này phải tìm đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra và có kết luận chính xác nhất.

Những ai có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ?

  • Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở những người có tư thế lao động cúi và sử dụng nhiều động tác mạnh ở vùng đầu cổ, có cường độ lao động cao: người làm nông nghiệp, thợ cắt tóc, nha sĩ, thợ sơn trần, diễn viên xiếc,…
  • Lão hóa ở người cao tuổi, ít vận động; người đã có tiền sử chấn thương hoặc phẫu thuật xương cột sống.
  • Nhân viên văn phòng là một trong những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cao do tính chất công việc phải ngồi lâu một vị trí lặp lại trong thời gian dài.
  • Người tham gia các môn thể thao mạo hiểm cũng rất dễ mắc các bệnh thoái hóa, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm và thoái hóa đốt sống cổ.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây khó khăn cho người bệnh khi thời tiết chuyển mùa, sẽ khiến cơ thể tê buốt và đau mỏi, có thể gây đơ cứng vào sáng hôm sau. Người bị cứng cổ không tự ngồi dậy hay đi được, những con ho hay hắt hơi sẽ khiến cơn đau càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Bệnh thoái hóa xương khớp nói chung và đốt sống cổ nói riêng đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận động hàng ngày của người bệnh. Do vậy, tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà cần có phương pháp điều trị bệnh sao cho hợp lý.

  • Nếu ở mức độ đau nhẹ, bạn có thể dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn kết hợp với xoa bóp bấm huyệt hay phương pháp châm cứu đông y, luyện tập cử động đốt sống cổ nhẹ nhàng.
  • Bên cạnh đó, nếu có triệu chứng lệch đốt sống, người bệnh cần sử dụng đai đeo một thời gian ngắn để giữ tư thế sinh lý đầu cổ trở về ban đầu, hệ chế chuyển động.
  • Một số trường hợp thoát vị đĩa đệm cần kết hợp thêm biện pháp trị liệu phục hồi chức năng, kéo giãn đốt sống cổ, làm giảm trọng tải ở vùng đầu cổ, điện phân dẫn thuốc sẽ giúp giảm đau đáng kể.
  • Song song với vận động hợp lý, người bệnh cũng kết hợp sử dụng một số loại thuốc viêm khớp đặc trị, tăng cường thêm các loại vitamin E mỗi ngày, kết hợp viên khớp để cơ thể có khả năng phục hồi nhanh hơn.
  • Khi bệnh thoái hóa ở giai đoạn nặng, có triệu chứng ảnh hưởng thần kinh như yếu ở vùng vai, tay, người bệnh sẽ được phẫu thuật để giải phóng sự chèn ép tủy sống và rễ thần kinh.

Bí quyết sống khỏe phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Để phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ, viêm khớp hay thậm chí ung thư, chúng ta đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh. Các căn bệnh xương khớp chịu ảnh hưởng rất nhiều từ yếu tố nghề nghiệp. Sự thay đổi thói quen một cách cần thiết sẽ giúp chúng ta sống khỏe và hạnh phúc hơn.

Luyện tập thể dục sẽ giúp phòng ngừa được bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Một số lưu ý quan trọng phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ:

  • Cân nhắc thay đổi tư thế làm việc khi ngồi làm việc hoặc xem tivi trong thời gian dài.
  • Tránh vặn bẻ cổ đột ngột khi cảm thấy mệt mỏi, không nên đội vật nặng lên đầu hoặc bả vai.
  • Cần khởi động cả đầu cổ, tay chân trước khi chơi thể thao hay tham gia bơi lội.
  • Luyện tập thể dục thể thao điều độ và xoa bóp theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
  • Nếu phải ngồi xe đường dài, cần trang bị gối tựa lưng cổ.
  • Không nên kê gối quá cao khi ngủ, điều này sẽ khiến làm tăng nhanh khả năng thoái hóa đốt sống cổ.
Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7