Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì? Kiêng ăn gì để hỗ trợ trị bệnh
Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh có xu hướng trẻ nhỏ, khiến người mắc bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong công việc cũng như sinh hoạt. Do đó, để cải thiện bệnh trạng cũng như hạn chế nguy cơ mắc bệnh, chúng ta cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Vậy thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì? Kiêng ăn gì để hỗ trợ trị bệnh thì các bạn hãy theo dõi những chia sẻ dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?
Thoái hóa đốt sống cổ sẽ được cải thiện và hỗ trợ điều trị bệnh nếu như chúng ta có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Do đó, hãy chú ý bổ sung các thực phẩm có lợi sau khi bị thoái hóa đốt sống cổ.
1.1. Bổ sung thực phẩm giàu canxi
Xương khớp được cấu tạo bởi nhiều yếu tố, nhưng không thể thiếu canxi. Khi canxi trong cơ thể bị thiếu hụt sẽ dẫn đến sự lỏng lẻo, rệu rã của hệ thống xương khớp, gây ảnh hưởng đến vận động mỗi ngày.
Ngoài tác dụng giúp xương chắc khỏe, giảm nguy cơ loãng xương, canxi còn được biết đến với tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho hệ thần kinh và tim mạch.
Do đó, khi bị thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh nên tích cực bổ sung các thực phẩm giàu canxi như sữa, đậu nành, các loại nấm, hải sản, trứng…
1.2. Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ là thành phần không thể thiếu đối với đời sống hàng ngày, nhất là các bữa ăn. Bởi chất xơ đóng vai trò quan trọng đối với mọi tế bào hoạt động của cơ thể.
Chất xơ thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón và tiêu chảy. Bên cạnh đó, còn tham gia vào quá trình trao đổi chất, giúp điều hòa lượng đường và cholesterol trong máu. Mặt khác, còn giúp giảm cân, kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Vì thế, chất xơ là thực phẩm không thể thiếu cho câu hỏi thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì? Các bạn nên bổ sung rau xanh, các loại củ, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt… vào bữa ăn hàng ngày bởi đây là các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất. Các thực phẩm này là giải pháp lý tưởng để giảm cơn đau cổ, thúc đẩy tăng sinh dịch nhầy ở các mối khớp…
1.3. Thực phẩm giàu vitamin
Vitamin và khoáng chất là một trong 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu đối với hoạt động sống của con người. Đặc biệt, những người bị xương khớp, thoái hóa đốt sống cổ càng phải tăng cường bổ sung canxi hơn nhằm giúp phục hồi sự tổn thương của xương khớp.
Những loại vitamin tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ là:
- Vitamin E: Loại vitamin này có tác dụng kháng viêm, giảm đau và cải thiện hệ miễn dịch. Do đó, người bệnh nên tích cực bổ sung các thực phẩm giàu loại vitamin này như dầu thực vật, quả bơ, rau chân vịt, bông cải xanh, hạt dẻ, đậu nành…
- Vitamin K: Loại vitamin này có tác dụng cải thiện sự chắc khỏe của hệ thống xương. Vì thế, người bệnh nên bổ sung những thực phẩm dồi dào vitamin K là kiwi, cải xoăn, việt quất, quả bơ, rau bina, quả mận, quả lựu…
- Vitamin D: Tác dụng của loại vitamin này là giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, nhằm gia tăng sự chắc khỏe của xương. Đồng thời, thúc đẩy cơ thể chuyển hóa. Một số thực phẩm giàu vitamin D mà người bị thoái hóa đốt sống cổ nên tăng cường sử dụng là tôm, lòng đỏ trứng, cá ngừ, cá hồi, hàu, nấm, dầu gan cá tuyết, cá mòi…
1.4. Thực phẩm giàu Chondroitin và Glucosamine
Để cấu tạo nên xương khớp không thể thiếu Chondroitin và Glucosamine. Hai chất này giúp sức khỏe, độ dẻo dai của xương khớp được tăng cường. Đồng thời, hỗ trợ khả năng chịu lực của khớp tốt hơn.
Với tầm quan trọng kể trên, việc tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu Chondroitin và Glucosamine là rất cần thiết để giải đáp cho câu hỏi thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì. Vì thế, người bệnh nên tích cực sử dụng sụn bò, xương sườn, xương ống… để bổ sung hai hoạt chất quan trọng cho hệ thống sụn, xương, cơ và khớp.
1.5. Thực phẩm giàu axit omega 3
Omega 3 là loại axit béo không no, mang đến cho cơ thể và sức khỏe nhiều lợi ích tuyệt vời. Đối với những người mắc bệnh lý về xương khớp, omega 3 có tác dụng giảm đau, chống viêm cực tốt. Nhờ đó, giúp những tổn thương do thoái hóa được phục hồi. Ngoài ra, loại axit béo này còn cải thiện sự chắc khỏe của xương và làm chậm quá trình lão hóa của xương khớp.
Không chỉ có tác dụng tốt đối với xương khớp, omega 3 còn tham gia vào quá trình cấu tạo của một số bộ phận của cơ thể như thị giác, tế bào thần kinh. Đồng thời, hạn chế và phòng ngừa mỡ máu, gan nhiễm mỡ, bệnh lý tim mạch, giúp làn da trắng sáng, mịn màng và tăng cường thị lực.
Người bị thoái hóa đốt sống cổ nên bổ sung các thực phẩm giàu axit omega 3 thường xuyên là cá cứ, cá hồi, dầu cá, dầu thực vật, các loại hạt…
1.6. Thực phẩm giàu chất đạm
Đạm có vai trò quan trọng đối với nhiều hoạt động của cơ thể, đặc biệt là xương khớp. Bởi lượng canxi trong máu sẽ giảm, xương ngừng phát triển nếu cơ thể thiếu đạm. Vì thế, càng làm các triệu chứng của đốt sống cổ trầm trọng hơn.
Do đó, người bệnh nên tích cực bổ sung đạm vào thực đơn hàng ngày khi bị thoái hóa đốt sống cổ như cá biển, thịt lợn, thịt gia cầm… Tuy nhiên, với thịt đỏ chỉ nên tiêu thụ vừa phải.
2. Người bị thoái hóa đốt sống cổ nên kiêng ăn gì?
Ngoài những thực phẩm nên ăn, người bị thoái hóa đốt sống cổ cũng cần kiêng một số thức ăn sau để hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn:
- Những đồ ăn quá ngọt hoặc quá mặn: Bởi đường và muối là hai gia vị sẽ khiến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể bị ảnh hưởng, làm các triệu chứng viêm khớp, thoái hóa gia tăng nghiêm trọng hơn.
- Hạn chế thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn chế biến sẵn: Bởi những chất béo không lành mạnh sẽ khiến cấu trúc xương khớp bị ảnh hưởng. Từ đó, làm tình trạng thoái hóa, đau nhức ngày càng trầm trọng hơn.
- Tránh các thức ăn giàu acid oxalic: Loại axit này tích tụ nhiều trong cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ đau nhức, viêm, phù nề… ở người đang bị thoái hóa đốt sống cổ. Do đó, hãy tránh các thực phẩm như cà chua, ra muống, rau dền, măng tre…
- Chất kích thích: Rượu bia, cà phê, thuốc lá, trà đặc, đồ uống có gas… là những thực phẩm, nước uống chứa nhiều chất kích thích không tốt cho sức khỏe, nhất là người bị thoái hóa. Bởi các chất kích này này sẽ gia tăng việc phá vỡ cấu trúc đĩa đệm, sụn khớp, xương…
- Thịt đỏ: Đây là thực phẩm giàu đạm, protein, khoáng chất… Thế nhưng, vì lượng đạm dồi dào nên nếu sử dụng thường xuyên sẽ làm gia tăng tình trạng thiếu hụt canxi và triệu chứng sưng viêm… Do đó, người bệnh nên hạn chế sử dụng thịt trâu, thịt bò, thịt chó…
Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì? Kiêng ăn gì để hỗ trợ trị bệnh đã được giải đáp trên đây. Tuy nhiên, chế độ ăn uống chỉ phần nào hỗ trợ điều trị thoái hóa. Điều quan trọng là người bệnh cần đi thăm khám chuyên khoa để được bác sĩ chẩn đoán mức độ thoái hóa nhằm đưa ra liệu trình điều trị phù hợp, hiệu quả cao.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt