Phục hồi thoái hóa đốt sống cho người bệnh có vai trò như thế nào?
Phục hồi thoái hóa đốt sống có vai trò hết sức quan trọng đối với người bệnh, kể cả bệnh lý mới ở giai đoạn đầu hay ở giai đoạn muộn. Vậy làm thế nào để phục hồi thoái hóa cột sống là câu hỏi mà nhiều độc giả quan tâm. Cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau.
Nội dung bài viết
1. Phục hồi thoái hóa đốt sống có vai trò như thế nào?
Thoái hóa đốt sống là một trong những bệnh về xương khớp thường gặp ở rất nhiều người hiện nay. Vì là bệnh lý mãn tính nên việc hỗ trợ điều trị thường gặp rất nhiều khó khăn và cần kiên trì điều trị.
Bệnh thoái hóa đốt sống gây ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt, đi lại hàng ngày của bệnh nhân. Bệnh khó có thể chữa khỏi nhưng việc điều trị sẽ làm chậm sự tiến triển của bệnh, giúp kiểm soát cơn đau và phục hồi xương khớp trở về trạng thái bình thường.
Phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng ở mọi giai đoạn của bệnh thoái hóa đốt sống, cần thiết cho mọi đối tượng ở các lứa tuổi.
Phục hồi thoái hóa đốt sống là kết hợp điều trị theo đa phương thức giữa các biện pháp với mục tiêu giảm đau, duy trì chức năng của cột sống, phòng ngừa đau tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Việc điều trị có thể bao gồm: sử dụng thuốc, châm cứu, tập thể dục, massage… Đôi khi, bác sĩ chuyên khoa sẽ giới thiệu bạn đến điều trị với một bác sĩ vật lý trị liệu hoặc bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình.
2. Phương pháp phục hồi thoái hóa đốt sống cho người bệnh
Để việc phục hồi các tổn thương vùng cột sống do thoái hoá gây ra thì mọi người cần phải thăm khám và thực hiện điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tùy vào tình trạng bệnh, sức khỏe bệnh nhân và khả năng mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp phục hồi thoái hóa đốt sống thích hợp. Cụ thể, người bệnh sẽ tiến hành một hoặc kết hợp những cách phục hồi chức năng thoái hoá đốt sống sau.
2.1. Nắn, bóp – Vật lý trị liệu
Trong phương pháp này, bác sĩ trị liệu thần kinh đốt sống hoặc một chuyên viên về cơ xương khớp sẽ dùng tay và một số dụng cụ nhỏ để điều chỉnh cột sống của bạn. Nhằm đưa các khớp đốt sống về đúng vị trí và giúp giảm đau.
2.2. Massage
Massage trị liệu có thể giúp giảm đau xương khớp, cải thiện tuần hoàn, giảm căng cơ và co thắt cơ. Để việc massage mang lại hiệu quả, tránh những biến chứng đáng tiếc, bạn nên thực hiện với một chuyên viên được đào tạo bài bản.
2.3. Kích thích thần kinh điện qua da
Loại liệu pháp không xâm lấn này sử dụng dòng điện có cường độ thấp để giảm độ nhạy cảm của các dây thần kinh xung quanh đốt sống.
Bệnh nhân thường chỉ cảm thấy rung nhẹ hoặc ngứa ran trong khi điều trị bằng liệu pháp này. Tuy nhiên không phải tất cả bệnh nhân áp dụng liệu pháp này đều có thể giảm đau.
2.4. Châm cứu
Đây là một phương pháp điều trị an toàn được áp dụng rộng rãi trong Đông y. Châm cứu đem lại kết quả khả quan cho những bệnh nhân bị bệnh thoái hóa đốt sống, đau xương khớp, đau lưng hoặc đau đầu. Do đó, bác sĩ có thể khuyên bạn áp dụng phương pháp châm cứu thay thế cho các phương pháp điều trị y khoa hoặc kết hợp châm cứu với các phương pháp điều trị y khoa và sử dụng thuốc.
2.5. Glucosamine Sulfate và chondroitin sulfate
Đây là các thành phần có trong sụn khớp. Sự suy giảm các thành phần này góp phần làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống ở người lớn tuổi. Đối với một số bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung glucosamine để giúp giảm đau.
Ngoài các phương pháp phục hồi thoái hóa đốt sống như trên thì người bệnh nên áp dụng các bài tập vận động như đi bộ, bơi lội, gập bụng, co gối,.. cũng mang lại hiệu quả cao.
3. Các bài tập vật lý trị liệu tại nhà cho người thoái hóa đốt sống
3.1. Bài tập 1
Bài tập hỗ trợ chữa thoái hóa đốt sống được thực hiện bằng cách cho bệnh nhân nằm trên giường và sát mép. Người hỗ trợ sẽ giữ đầu bệnh nhân với tay sau gáy và phía trán, sau đó dùng lực kéo từ từ đầu bệnh nhân về phía mình với phương hướng trùng với trục đứng cơ thể bệnh nhân. Sau khi kéo thì giữ lại một lúc, lúc nào mỏi thì trở về vị trí cũ và thực hiện lại.
Tuy nhiên, khi sử dụng bài tập chữa thoái hóa đốt sống này người hỗ trợ cần sử dụng lực kéo vừa phải và hết sức từ từ thực hiện động tác, không được gấp gáp. Khi bệnh nhân thoái hóa đốt sống thấy đau cần phải “dừng động tác ngay lập tức”.
3.2. Bài tập 2
Thực hiện bài tập chữa thoái hóa đốt sống thứ hai cho bệnh nhân bằng cách bệnh nhân nằm ngửa trên mặt phẳng, tư thế hai tay duỗi thẳng thoải mái. Sau đó, bệnh nhân nâng đầu cúi gập cổ về phía ngực. Cúi tối đa, giữ tư thế vài giây sau đó trở về tư thế cũ và thực hiện lại. Thực hiện kiên trì động tác này có hiệu quả hỗ trợ chữa thoái hóa đốt sống cổ rất tốt.
3.3. Bài tập 3
Người bệnh thực hiện bài tập chữa thoái hóa đốt sống bằng tư thế ngồi ngay ngắn trên ghế, đầu giữ thẳng. Bệnh nhân dùng một bàn tay đỡ trán của mình, sau đó bệnh nhân cúi gập đầu xuống trong khi tay giữ trán dùng lực để ngăn đầu di chuyển xuống dưới. Giữ tư thế trong vài giây có giác mỏi thì trở về vị trí cũ và thực hiện lặp lại.
Sau khi thực hiện động tác với tư thế đầu cúi gập xuống ra trước, người bệnh thoái hóa đốt sống thực hiện động tác tương tự với nghiêng đầu sang hai bên phải, trái và dùng tay phải, trái để đỡ bên tương ứng. Khi thực hiện lâu dài, hiệu quả giảm nhẹ các triệu chứng của bài tập chữa thoái hóa đốt sống này rất tốt.
3.4. Bài tập 4
Bệnh nhân thoái hóa đốt sống ngồi ngay ngắn trên ghế (tốt nhất nên sử dụng ghế có tựa), sau đó bệnh nhân ngửa đầu về sau, xoay đầu theo vòng tròn từ phải qua trái khoảng 10 vòng rồi chuyển qua thực hiện xoay đầu từ trái qua phải.
Bệnh nhân thoái hóa đốt sống, đặc biệt là bệnh nhân lớn tuổi không nên thực hiện bài tập chữa thoái hóa đốt sống này ở tư thế đứng vì có thể sẽ ngã do chóng mặt sau khi thực hiện.
3.5. Bài tập 5
Người bệnh thoái hóa đốt sống nằm ngửa khi thực hiện động tác, giữa hai đùi gập vuông góc với thân và hai cẳng chân ép sát vào hai đùi, hai bàn chân vẫn phải giữ chạm đất khi thực hiện động tác. Người bệnh thực hiện động tác chữa thoái hóa đốt sống này dùng hai khuỷu tay chống xuống đất và ưỡn ngực, ưỡn cổ lên trên, lúc nào mỏi thì dừng lại.
Trên đây là các bài tập vật lý trị liệu hỗ trợ chữa thoái hóa đốt sống khá đơn giản dành cho bệnh nhân. Tùy thuộc vào giai đoạn, bác sĩ sẽ hướng dẫn các bài tập vận động phù hợp, được thiết kế riêng cho từng người bệnh. Đồng thời áp dụng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý hàng ngày cũng tác động đến việc phục hồi chức năng thoái hóa đốt sống.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt