Thoái hoá cột sống có nguy hiểm không?

Thoái hoá cột sống là căn bệnh cơ xương khớp khá phổ biến hiện nay, những tác động mà chúng gây ra cho cơ thể rất tiêu cực. Các cơn đau nhức kéo dài hành hạ cơ thể, bị hạn chế khả năng vận động và di chuyển, gây ra nhiều biến chứng khác ở người bệnh. Vậy thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của cột sống

Cột sống kéo dài từ hộp sọ đến xương chậu, có tác dụng nâng đỡ cơ thể và bảo vệ các dây thần kinh cột sống. Chúng được cấu tạo từ hàng loạt đốt xương xếp chồng thành khối, ngăn cách bằng các lớp đệm gọi là đĩa đệm, giúp giảm chấn động lên cột sống.

Cột sống của chúng ta có rất nhiều chức năng quan trọng
Cột sống của chúng ta có rất nhiều chức năng quan trọng

1.1. Cấu tạo riêng biệt của từng đoạn cột sống

Cột sống của con người gồm 33 đốt sống hợp thành, được chia làm các đoạn. Trong mỗi đoạn sẽ bao gồm số đốt sống khác nhau và độ cong, cấu tạo riêng biệt sao cho phù hợp với chức năng của từng đoạn.

  • 7 đốt sống cổ: C1-C7
  • 12 đốt sống ngực: T1-T12
  • 5 đốt sống thắt lưng: L1-L5
  • 5 đốt sống cùng (hông): S1-S5
  • 4 đốt sống cụt: xương đuôi

Trong số đó 2 cổ và thắt lưng là 2 bộ phận dễ bị tổn thương và thoái hoá nhất.

1.2. Chức năng của cột sống

Cột sống có chức năng giúp chống đỡ trọng lực của cơ thể, cùng với các đốt xương sống là một chuỗi khớp xương được xếp lại với nhau thành chồng nối liền thân với đầu và các chi, kết nối các xương khác lại với nhau, tạo nên sự vận động đa dạng và linh hoạt cho cơ thể.

Ngoài ra, cột sống còn giúp bảo vệ tuỷ sống – một bộ phận quan trọng của hệ thần kinh trung ương. Không những thế, cột sống cùng các xương sườn, xương chậu tạo thành khung xương bảo vệ nội tạng bên trong lồng ngực và ổ bụng. Nhờ vào hình dáng gần giống hình chữ S và các hoạt động của đĩa đệm giúp các lực được phân tán đều cơ thể. Có thể thấy rằng cột sống của chúng ta có vai trò vô cùng quan trọng.

2. Thoái hoá cột sống có nguy hiểm không?

Thoái hoá cột sống là căn bệnh dùng để nói đến sự lão hoá của xương khớp. Bệnh này thường gặp ở những người lớn tuổi nhưng hiện nay số người trẻ mắc bệnh này ngày càng cao.

Thoái hoá cột sống là căn bệnh do tình trạng cột sống bị lão hoá dần theo thời gian
Thoái hoá cột sống là căn bệnh do tình trạng cột sống bị lão hoá dần theo thời gian

Tình trạng thoái hoá cột sống làm bao xơ đĩa đệm bị mòn, nứt ra tạo thành các khe làm cho nhân nhầy đĩa đệm bị thoái vị, chèn ép thần kinh. Ngoài ra canxi lắng đọng nhiều gây ra tình trạng gai cột sống và viêm xương khớp ở cột sống.

Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng tình trạng thoái hoá cột sống kéo dài khiến cho cơ thể đau nhức không kiểm soát, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Thậm chí có thể gây ra bại liệt suốt đời.

2.1. Thoái hoá cột sống cổ là gì?

Thoái hoá cột sống cổ là tình trạng các đốt sống cổ bị thoái hoá làm hẹp đường ra của rễ thần kinh tủy sống, gây nên đau nhức vùng cổ và vai gáy. Nếu như chúng ta cảm thấy cứng cổ, khó xoay đầu, chóng mặt, cơn đau lan dần từ vai lên đỉnh đầu, có cảm giác tê liệt 2 tay,… thì rất có khả năng bạn đang gặp phải tình trạng thoái hoá cột sống cổ.

2.2. Thoái hoá cột sống lưng là gì?

Giống như thoái hoá cột sống cổ thì thoái hoá đốt sống lưng cũng làm xương khớp bị lỏng lẻo, chèn ép dây thần kinh, lắng đọng canxi gây đau nhức. Triệu chứng của căn bệnh này là đau nhức thắt lưng kéo dài, cơn đau có thể lan truyền từ lưng sang mông, chân và cả gót chân, thậm chí là rối loạn tiểu tiện.

3. Nguyên nhân dẫn đến thoái hoá cột sống

Chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hoá cột sống để có thể có liệu trình điều trị phù hợp nhất.

3.1. Nguyên nhân bên trong

Thời gian và tuổi tác là những thứ tàn phá cơ thể của chúng ta đáng sợ nhất. Quá trình lão hoá diễn ra càng nhanh khi tuổi chúng ta càng cao. Cấu trúc trúc cột sống bị hư hại nặng nề: đĩa đệm thoái bị mất nước, nhân nhầy thoát vị, bao xơ đĩa đệm bị vỡ, dây chằng xơ hoá, mô sụn bị bào mòn,… tất cả đều do quá trình lão hóa xương gây ra.

Bữa ăn của hằng ngày của chúng ta cũng là một tác động dẫn đến việc thoái hoá xương diễn ra nhanh hơn. Khi cơ thể thiếu hụt canxi, chất glucosamine khiến cho quá trình sản sinh ra sụn khớp bị hạn chế, đồng thời mất các thành phần giúp bôi trơn đốt sống, khiến đốt sống nhanh bị bào mòn hơn.

Các bữa ăn thiếu canxi dễ dẫn đến cột sống bị thoái hoá
Các bữa ăn thiếu canxi dễ dẫn đến cột sống bị thoái hoá

Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân, các tổn thương bẩm sinh khiến nhiều người bị gù hay bị vẹo cột sống dẫn đến sự thay đổi của diện tích cột sống, chính vì vậy mà cột sống dễ bị chèn ép và gây nên thoái hoá.

3.2. Các nguyên nhân bên ngoài

Các chấn thương do tai nạn, té ngã,… nếu như không được điều trị dứt điểm dễ để lại hệ luỵ sau này, khiến cho căn bệnh thoái hoá có cơ sở hình thành nhanh hơn. Không những thế, thừa cân, béo phì cũng làm gia tăng áp lực lên cột sống, khiến chúng dễ bị thoái hoá hơn.

Một trong các nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ người trẻ mắc căn bệnh thoái hoá cột sống ngày càng cao chính là đến từ sai tư thế ngồi. Đối với dân văn phòng thì tư thế ngồi vô cùng quan trọng. Nếu như ngồi sai sẽ dẫn đến cột sống mất đường cong sinh lý, cả cơ thể dễ bị gập cong về phía trước, vô cùng nguy hiểm.

Ngồi làm việc sai tư thế là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh
Ngồi làm việc sai tư thế là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh

Ngoài ra còn có những nguyên nhân từ việc bạn sử dụng quá nhiều chất kích thích hay tập luyện thể dục thể thao sai cách cũng là nguyên nhân dễ gây nên tình trạng thoái hoá cột sống.

4. Các triệu chứng bạn giúp bạn nhận biết cơ thể đang có nguy cơ mắc phải bệnh thoái hoá cột sống

Cơ thể khi cảm nhận được các cơn đau và đi kèm theo những dấu hiệu dưới đây, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế để thăm khám nhanh chóng nhất.

  • Đau đốt sống lưng phía dưới liên tục, kéo dài trong nhiều tuần liền
  • Các cơn đau có xu hướng lan truyền đến các vùng lân cận, đặc biệt là hông, chân và tay
  • Đường cong sinh lý tự nhiên của cơ thể dần dần bị mất đi
  • Khi bạn vận động các khớp cơ nhiều thì các cơn đau lưng lại tái phát
  • Các cơn đau không kiểm soát, thành nhiều đợt khác nhau
  • Sự khó chịu và đau đớn sẽ tăng cường độ khi thay đổi tư thế hay di chuyển
  • Đau hơn khi hoạt động chân tay nâng đồ vật nặng.

Chức năng của cột sống vô cùng quan trọng, chính vì vậy mà bạn cần cẩn thận với chính các cơn đau, đặc biệt là với phần lưng. Nếu như cảm thấy có các triệu chứng nêu trên thì bạn nên đi khám ngay để có thể chữa trị kịp thời nhất, tránh dẫn đến tình trạng bại liệt.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7